Gia tăng xu hướng hút thuốc lá ở phụ nữ

Gia tăng xu hướng hút thuốc lá ở phụ nữ
lk
phụ nữ hút thuốc trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025,

Trong số ước tính chừng 1 tỷ người hút thuốc thì khoảng 80% là đàn ông, nhưng ở một số nước với các sản phẩm được đóng gói đẹp và quảng cáo hào nhoáng nhắm vào phụ nữ thì con số phụ nữ hút thuốc cao hơn.

Các cuộc khảo sát toàn quốc ở Bangladesh, Thái Lan và Uruguay cho thấy phụ nữ từ 15-24 tuổi có ý thức hơn về thị trường thuốc lá so với phụ nữ có tuổi, và điều đó cho thấy quảng cáo nhắm trực tiếp vào đối tượng này.

Các số liệu này lấy từ đợt phân tích đầu của Khảo sát thuốc lá toàn cầu dành cho người lớn, được thực hiện tại 14 nước đang phát triển, với hy vọng cung cấp một bức tranh rõ nét hơn về việc sử dụng và quảng cáo thuốc lá.

Đây là khảo sát so sánh được chuẩn hóa đầu tiên giữa các quốc gia về thuốc lá.

Tổ chức Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác khác giúp thực hiện các cuộc điều tra.

Hơn 9.600 người được khảo sát tại Bangladesh, 20.500 người ở Thái Lan và khoảng 5.580 người tại Uruguay.

Kết quả cho thấy ở Bangladesh và Thái Lan, khoảng 45% nam giới hút thuốc lá, so với 2 - 3 % phụ nữ. Trong khi đó ở Uruguay, khoảng cách giữa số nam giới và phụ nữ hút thuốc nhỏ hơn, với 31% nam giới và 20% nữ.

WHO ước tính rằng tỷ lệ phụ nữ hút thuốc trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025, từ khoảng 9% trong năm 2007. Hiện nay tỷ lệ nam giới hút thuốc lá khoảng 40%, và người ta cho rằng đang bắt đầu giảm dần.

Con số phụ nữ hút thuốc lá tăng được ghi nhận ở một số quốc gia, như Ấn Độ, Singapore, Ukraine và Nga, theo ông Timothy O’Leary, phát ngôn viên của WHO ở Geneva.

Hút thuốc ở thanh thiếu niên

Khoảng cách giữa thanh thiếu niên và trẻ em gái bắt đầu hút thuốc lá cũng thu hẹp, với khoảng 7% các cô gái bắt đầu châm thuốc hút so với 12% ở con trai trên phạm vi toàn cầu, vẫn theo WHO.

Nhưng có tới khoảng một nửa trong số 151 nước, được khảo sát theo một nghiên cứu khác, lại cho thấy gần như số thanh niên nam và nữ hút thuốc là bằng nhau, ông O’Leary cho biết thêm.

Việc tài trợ và quảng cáo thuốc lá ở một số nước phát triển không có kiểm soát.

Tháng trước, một công ty thuốc lá Indonesia đã buộc phải hủy tài trợ cho buổi hòa nhạc của người đã thắng chương trình thi tài năng ca nhạc American Idol, Kelly Clarkson, tại Jakarta sau khi có những bất bình từ các fan hâm mộ và các nhóm kiểm soát thuốc lá.

Giới hâm mộ ngôi sao nhạc pop này phần lớn là phụ nữ trẻ.

Nhiễm khói người khác

WHO kêu gọi các nước tăng cường kiểm soát thuốc lá để bảo vệ các cô gái trẻ và phụ nữ giảm bớt tiếp xúc và nghiện thuốc lá. Người ta ước tính 5.000.000 người thiệt mạng mỗi năm vì nghiện thuốc lá trên toàn cầu.

WHO cho biết Trung Quốc là nơi có số người hút thuốc cao nhất thế giới, gồm cả hút thuốc thụ động, với hơn một nửa số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thường xuyên hít thở khói thuốc của người khác hút.

Hút thuốc nơi công cộng ảnh hưởng tới cộng đồng
Hút thuốc nơi công cộng ảnh hưởng tới cộng đồng

Chỉ riêng việc hít thở khói thuốc khiến khoảng 600.000 người thiệt mạng mỗi năm trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, theo Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế trong lần công bố kết quả khảo sát hôm 5/5/2010 thì cả nước có khoảng 50% nam giới trưởng thành - tức khoảng 17 triệu người - hút thuốc lá.

Nhưng đại diện cơ quan này cho hay cần tiếp tục vận động để "hơn 60 triệu người còn lại không phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động".

Cuộc khảo sát của WHO được tiến hành tại 14 quốc gia vào năm 2008-2009, được sự tài trợ của Sáng kiến Bloomberg nhằm giảm hút thuốc lá. Kết quả cho Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Ba Lan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam sẽ được công bố trong thời gian tới.

Philippines, Brazil và Ai Cập đã đăng tải kết quả của họ, nhưng CDC chưa chính thức công bố các số liệu.

Vì sao có Ngày Thế giới không hút thuốc lá?

Bạn đã biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ như thế nào chưa?

Một điếu thuốc lá sản sinh ra 500 mililit khói, trong khói thuốc lá chứa hơn 3000 chất hoá học trong đó có 20 chất đã được xác nhận là gây bệnh ung thư.

Năm 1825, nhà hoá học Thụy sĩ Picoto lần đầu tiên tìm ra chất nicotin trong khói thuốc lá. Chất này làm cho người hút thuốc lá nghiện và cũng làm cho người hút bị nhiễm độc mãn tính chuyển sang nhiễm độc cấp tính. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng chất nicotin trong một điếu thuốc lá đủ làm chết một con chuột, trong 20 điếu đủ làm chết một con bò. Trong một cuộc thi hút thuốc lá ở Pháp, một người dự thi đã hút liền 60 điếu thuốc lá và bị nhiễm độc chết ngay tại chỗ.

Năm 1954, các nhà khoa học đã tìm ra chất benzen trong khói thuốc lá và chứng minh được chất này gây ra bệnh ung thư. Năm 1974, các nhà khoa học lại tìm ra chất crizen và hợp chất của metyl với hàm lượng khá cao trong khói thuốc lá, gấp 5 lần chất benzen. Những chất này khiến động vật nhiễm phải đều mắc bệnh ung thư với tỷ lệ 100%. Năm 1977 các nhà khoa học lại tìm ra chất metyl hiđrazin gây bệnh ung thư, mỗi điếu thuốc lá chứa 0,15 miligam hoá chất này. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất gây bệnh ung thư, vì vậy những người hút nhiều thuốc lá dễ bị ung thư phổi, ung thư gan, v.v.

Nam nữ thanh niên hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau, nhất là phụ nữ hút thuốc lá trong thời gian có thai dễ bị đẻ non, thai nhi nhẹ cân, thể chất giảm sút dễ sinh bệnh tật. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người xung quanh tuy không hút thuốc cũng thành "hút" khói thuốc lá và dễ bị ung thư. Vì vậy, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng.

Bỏ thuốc lá đã trở thành một phong trào rộng rãi trên thế giới, dù là nước phát triển hay nước đang phát triển cũng đều quan tâm tới vấn đề này. Ðể thúc đẩy phong trào bỏ thuốc lá, thế giới đã chọn ngày 31 tháng 5 hàng năm làm "Ngày thế giới không hút thuốc lá".

Theo BBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ