Chỉ vài ngày qua, thị trường khí đốt tiếp tục có dấu hiệu sụt giảm. Vào cuối tuần trước, hợp đồng tương lai đối với "nhiên liệu xanh" đã mất hơn 10% giá trị.
Tuy nhiên ngay từ đầu tuần giao dịch hiện tại, tình hình đã thay đổi đáng kể và các điều kiện thị trường bắt đầu giống như một "chiếc tàu lượn siêu tốc" với những thăng trầm, đặc biệt khi có thêm sự nhầm lẫn trong các dự báo, tờ Bloomberg cho biết.
Giá trị của các hợp đồng tương lai gần như ngay lập tức tăng 20% với rất ít thay đổi về những nguyên tắc cơ bản của cung và cầu.
Hợp đồng khí đốt của Hà Lan cho tháng tới đã tăng lên 284 Euro trên 1.000 m3, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm vào tuần trước. Tương tự, giá nhiên liệu tại Anh cũng tăng 22%. Diễn biến này có thể báo hiệu rằng thị trường đã chạm đáy và bước sang giai đoạn mới.
Nguồn cung khí đốt cho châu Âu đang đứng bên bờ vực khủng hoảng. |
Tác động theo đánh giá bao gồm việc cắt giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia (các hợp đồng LNG dài hạn thường liên quan đến dầu, nghĩa là người mua có thể lựa chọn nguồn cung cấp ngay bây giờ), hoặc lo ngại rằng châu Á sẽ rời xa LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) trong tương lai gần.
Nhưng triển vọng vẫn chưa rõ ràng. Thị trường đang "lên cơn sốt", sự gia tăng đột biến về giá nhiên liệu đã đẩy khu vực châu Âu đứng sát bên bờ vực.
"Đột nhiên rủi ro xuất hiện từ nhiều phía cùng một lúc, xu hướng giảm giá mà khách hàng sử dụng khí đốt được hưởng trong vài tuần đã đảo chiều".
"Việc giao dịch mở ra sớm đến mức nào sẽ thiết lập 'giai điệu' cho tương lai theo nhiều cách", ông Tim Partridge - giám đốc thị trường năng lượng tại công ty tư vấn Eyebright Ltd nhận xét.
Liên quan tới những vấn đề có thể xảy ra với khí đốt ở châu Âu, mặc dù có vị thế áp đặt mức giá thấp và cơ sở lưu trữ đầy đủ, nhưng họ vẫn đối diện những tín hiệu xấu.
Ví dụ đơn giản nhất: tất cả các hợp đồng tương lai đối với LNG của Mỹ từ tháng 7 đến tháng 9 đều dành cho châu Á chứ không phải châu Âu, đây là hồi chuông đáng báo động nhất đối với EU, không cho phép họ thư giãn dù trong giây lát.
Các chuyên gia tin rằng cùng với khối lượng cung cấp khí đốt ngày càng giảm từ Nga, tình hình còn đáng báo động hơn nhiều trong thời gian tới.