Già làng kể chuyện dạy "ông Tây" tạc tượng nhà mồ

GD&TĐ -  Nhiều năm nay, già Ksor Nao (70 tuổi, làng Kép, phường Đống Đa, thành phố Pleiku, Gia Lai) luôn đau đáu nỗi lo nghề tạc tượng nhà mồ bị thất truyền. Vì thế, già cất công truyền dạy cho lớp trẻ, nhằm giữ gìn giữ lại nét văn hóa độc đáo này. 

Già làng kể chuyện dạy "ông Tây" tạc tượng nhà mồ

Những học trò của già Ksor Nao gồm người sống trong làng, người ở các huyện lân cận, thậm chí có cả người nước ngoài.

Cất công tìm người kế tục

Nghệ nhân Ksor Nao có hơn 40 năm kinh nghiệm tạc tượng nhà mồ, được nhiều người mệnh danh là “cây đa, cây đề” trong lĩnh vực của mình.

Đến nhà già Ksor Nao vào buổi trưa, chúng tôi thấy già cùng tốp thanh niên trẻ đang quây quần trên căn gác 2, nơi trưng bày hàng chục bức tượng nhà mồ. Già Ksor Nao chỉ tay vào từng bức tượng rồi kể vanh vách lịch sử ra đời, cũng như thông điệp của từng tượng gỗ.

Xong xuôi, già Ksor Nao hướng dẫn cho tốp thanh niên về quy trình tạc một bức tượng nhà mồ, từ chuyện chọn gỗ, định hình tượng và cách tạc. Đám trai làng say sưa nghe kể, chốc chốc lại gật đầu lia lại như kiểu đã học thông lời dạy của già.

Trước khi làm lễ bỏ mả, người trong làng phải lên rừng chọn các khúc gỗ tốt, tạc các bức tượng nhà mồ để mục đích là theo hầu các linh hồn ở thế giới bên kia. Theo già Ksor Nao, tượng nhà mồ sử dụng trong lễ bỏ mả, thể hiện tình cảm của người sống đối với người đã mất.

Mỗi bức tượng nhà mồ không chỉ là sản phẩm điêu khắc đơn thuần mà còn thể hiện quan niệm triết lý về cuộc đời. Tuy nhiên, với nhiều lý do nên số lượng người tạc tượng nhà mồ cũng thưa thớt dần.

“Lớp trẻ bây giờ không mặn mà với nghề tạc tượng nữa.Tôi buồn và lo sợ khi lớp già như tôi về với giàng (thần linh) thì sẽ không còn ai biết tạc tượng tượng nhà mồ, khi ấy văn hóa này sẽ biến mất. Vì thế nên tôi mới tìm đủ mọi cách để khơi dậy niềm đam mê của lớp trẻ, qua đó truyền lại nghề này cho con cháu đời sau tiếp nối” - già Ksor Nao nói.

Để tìm người kế tục, hồi ấy, già Ksor Nao hay trò chuyện với đám thanh niên trong làng: “Tôi giải thích cho các cháu hiểu về ý nghĩa của tượng nhà mồ và nhấn mạnh phải giữ nét văn hóa này. Tôi nói với các cháu những ai muốn học nghề thì đến nhà già học và già sẽ dạy miễn phí hoàn toàn” - già Ksor Nao nhớ lại.

Nhiều trai làng nghe già nói đã hiểu nên mang cơm đầm, gạo bới đến nhà Ksor Nao học nghề. Nhiều người khó khăn thì được già lo cho bữa ăn nước uống. Sau những buổi học mệt mỏi, già Ksor Nao bỏ tiền mua rượu về lai rai động viên các học viên. Nhờ thế, hàng chục thanh niên trong làng đã được già Ksor truyền nghề.

Ngoài ra, những lớp đào tạo tạc tượng nhà mồ do ngành văn hóa tổ chức tại các huyện thị, già Ksor Nao không quản ngại đường sá xa xôi cũng nhận lời đến giảng dạy, truyền đạt kỹ năng: “Mình nhận lời tham gia vì muốn nghề tạc tượng nhà mồ được lưu giữ ở nhiều vùng đất chứ không phải bó hẹp trong cái làng bản của mình” - già Ksor Nao lý giải.

Đưa văn hóa Tây Nguyên ra với thế giới

Trong số những người được già Ksor Nao truyền dạy thì người khiến già nhớ và ấn tượng nhất là học viên người Pháp - ông Francois Bourgineau. Để chứng minh, già Ksor Nao mở những clip ghi cảnh già truyền dạy nghề tạc tượng nhà mồ cho ông Francois Bourgineau ngay tại khuôn viên gia đình.

“Tôi biết ông Francois Bourgineau cũng nhiều năm. Hồi khoảng tháng 3 năm nay, ông ấy cùng với 1 thông dịch viên của Công ty du lịch đến chỗ tôi để nhờ tôi dạy và chỉ cách tạc tượng nhà mồ.

Tôi thấy ông Francois Bourgineau yêu quý tượng nhà mồ và nghĩ việc dạy nghề cho ông cũng là cách đưa nét văn hóa của chúng tôi ra nước ngoài nên tôi nhận lời”, già Ksor Nao nói.

Sau khi bái sư, ông Francois Bourgineau chọn thuê khách sạn ở gần nhà Ksor Nao để ngủ đêm, còn ban ngày đến nhà ông Ksor Nao cặm cụi học nghề suốt 1 tuần.

“Ông Francois Bourgineau rất thông minh và học rất nhanh. Ông đưa cho tôi mấy hình tượng nhà mồ mà ông sưu tầm rồi tôi vẽ lên gỗ cho ông ấy tạc. Do sợ ông dùng rìu không quen nên để ông dùng máy. Trong 1 tuần học nghề, ông Francois Bourgineau đã tạc được 2 bức tượng người phụ nữ đang mang bầu và tượng người ôm mặt buồn. Tuy chưa tinh xảo nhưng nói chung cơ bản cũng được”, già Ksor Nao tiếp lời.

Tại nhà Francois Bourgineau cũng có 1 khu bảo tàng thu nhỏ chuyên trưng bày tượng nhà mồ do chính ông sưu tầm. Ông Francois Bourgineau hi vọng sau khi được già Ksor Nao truyền dạy nghề tạc tượng, ông có thể tự tay tạc những bức tượng nhà mồ mà mình thích để bổ sung vào khu bảo tàng của mình.

Già làng kể chuyện dạy "ông Tây" tạc tượng nhà mồ ảnh 1Già làng kể chuyện dạy "ông Tây" tạc tượng nhà mồ ảnh 2Già làng kể chuyện dạy "ông Tây" tạc tượng nhà mồ ảnh 3

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.