Gia Lai hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình dạy tiểu học

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Gia Lai vừa có văn bản số 1920/SGDĐT- GDTH hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình, soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp tiểu học.

Gia Lai hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình dạy tiểu học

Theo đó, điều chỉnh nội dung theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cần thiết như tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; đảm bảo đạt được kết quả đầu ra về chất lượng học sinh.

Nâng cao vai trò chủ động của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học; coi trọng khả năng nhận biết, hiểu và vận dụng cho học sinh, tránh cho học sinh ghi nhớ máy móc, trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung cụ thể từng bài/môn/phân môn theo hướng tăng cường khả năng thực hành vận dụng và tổ chức soạn giảng theo nội dung điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Phân tích thực trạng dạy học của từng đơn vị trường học theo nội dung chương trình hiện hành đổi với từng môn học, đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học một cách phù hợp, đáp ứng với yêu cầu đổi mới Chương trình, SGK phổ thông trong thời gian tới.

Trong quá trình điều chỉnh nội dung cần ổn định kế hoạch giảng dạy, phù hợp với điều kiện nhà trường và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng theo Chương trình hiện hành.

Về tổ chức thực hiện, Sở GD&ĐT yêu cầu, đối với các phòng GD&ĐT: Chia các trường tiểu học và trường THCS có tiểu học trên toàn huyện, thị xã, thành phố thành 3 vùng thuận lợi, trung bình, khó khăn; chọn trường điểm cho vùng (cụm trưởng) để tổ chức sinh hoạt cụm (1 lần/tháng, có thể tích hợp vào sinh hoạt chung với những nội dung khác);

Xây dựng đội ngũ cốt cán tại mỗi vùng, mỗi trường chọn ít nhất 10 giáo viên (tổ khối trưởng khối 1 đến khối 5, giáo viên cốt cán); phân chia giáo viên các trường vào các khối lớp cho phù hợp; giao nhiệm vụ cho đội ngũ cốt cán ở từng vùng; mỗi khối lớp cử tổ trưởng, tố phó, các thành viên và thư kí ghi lại biên bản sinh hoạt chuyên môn ở tổ tại mỗi tháng;

Xây dựng kế hoạch cho các vùng tổ chức điều chỉnh nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh như sau:

Hàng tháng tổ chức cho đội ngũ giáo viên cốt cán sinh hoạt chuyên môn theo cụm để tập trung điều chỉnh nội dung dạy học; tại mỗi cụm chia 5 nhóm (5 khối lớp), mỗi nhóm tập trung điều chỉnh nội dung từng môn học ở khối lóp đã được phân công.

Xem xét, tổng hợp nội dung cần điều chỉnh theo đề xuất của các cụm báo cáo Sở GD&ĐT sau mỗi học kì và cả năm. Cần theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình thực hiện của các trường; tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, giáo viên trong việc sinh hoạt cụm, tổ; xử lí kịp thời các trường hợp không thực hiện nghiêm túc.

Đối với các trường: Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch đã điều chỉnh tại mỗi cụm tổ chức cho giáo viên thực hiện soạn giảng theo khung kế hoạch đã điều chỉnh.

Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động điều chỉnh phân phối chương trình, kế hoạch dạy học chi tiết, phù hợp với điều kiện của từng trường đảm bảo đúng thời gian kết thúc học kì, năm học; tổ chức dạy mẫu một số tiết trên lớp cho cả tổ dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm; đảm bảo đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.