Giúp con học tốt tiếng Anh

GD&TĐ - Mong mỏi con học giỏi tiếng Anh là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ. Thế nhưng, chúng ta có thể làm gì để học tốt tiếng Anh? Khi nào cho con học tiếng Anh là tốt nhất? 

Giúp con học tốt tiếng Anh

Bố mẹ không biết tiếng Anh thì có thể giúp gì được cho con? Những trăn trở của các bậc phụ huynh đã được chia sẻ trong buổi tọa đàm ra mắt sách “Mẹ Việt giúp con học tiếng Anh” do NXB Kim Đồng tổ chức tại Hội sách Hà Nội.

Khi nào cho trẻ học tiếng Anh?

Tiến sĩ Nguyễn Hương Giang - giảng viên Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại Thương, tác giả cuốn sách “Mẹ Việt giúp con học tốt tiếng Anh” chia sẻ: “Thực tình cũng có lúc tôi bị trào lưu học ngoại ngữ sớm chi phối nhưng nhờ có kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức chuyên môn nên tôi lại yên tâm với dự định của mình”.

Chị là mẹ của 2 cậu con trai: Đặng Tuấn Anh đang là học sinh lớp 8 Trường Goleta Valley Junior High School (thành viên của chương trình National Honor Society –Khối chuyên chọn quốc gia ở Mỹ) và Đặng Nhật Anh là học sinh lớp 6 Trường Isla Vista Elementary (đứng thứ 7 giải cá nhân nhưng trong nhóm 4 bạn khối 5 giành giải Nhất đồng đội cuộc thi Math Superbowl, Mỹ).

Chị cho biết, mặc dù là giáo viên tiếng Anh nhưng chị không hề dạy tiếng Anh cho con ngay khi con mới biết nói vì chị nghĩ rằng, con nói tiếng Việt đúng là đã vất vả cho con lắm rồi. Bởi bé lớn nhà chị 18 tháng tuổi mới bắt đầu biết nói “ba ba bà bà ma ma”, vì thế nếu cho con học tiếng Anh nữa con sẽ “ngọng toàn tập”.

Khi các con đến trường mẫu giáo, chị không cho con học thêm chương trình tiếng Anh nào cả mặc dù lúc đó là trường mầm non song ngữ, vì mục tiêu của chị là con nói tốt tiếng Việt trước đã.

Làm quen với tiếng Anh bằng phim, truyện

Tuy nhiên, thay vì cho con học tiếng Anh từ lúc 2 - 5 tuổi, chị đọc thơ truyện tiếng Việt cho con nghe, cho con tập tô màu, xem phim hoạt hình tiếng Việt và cả tiếng Anh vì lứa tuổi này hầu hết các bé đều tích phim hoạt hình – hiểu nội dung hình ảnh hơn là ngôn ngữ. Đây là bước đầu trẻ làm quen với tiếng Anh một cách hết sức tự nhiên và đầy hứng thú.

Tiến sĩ Nguyễn Hương Giang cho biết, giai đoạn trẻ 6 - 7 tuổi, trẻ bắt đầu biết đọc và biết viết. Thời điểm này có thể cho trẻ học ngoại ngữ. Để việc đọc tiếng Anh không phải là một áp lực thì nên khởi đầu bằng việc đọc cho con nghe các bài thơ, bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh ngắn. Giai đoạn tiểu học là giai đoạn học ngoại ngữ hiệu quả nhất.

Nếu năng lực tiếng Anh của phụ huynh tốt thì phụ huynh có thể trực tiếp đọc thơ và truyện tiếng Anh cùng con. Trường hợp ngược lại, phụ huynh nên mua băng đĩa cho con nghe và xem, tránh tình trạng dạy con phát âm sai. Tất cả các hoạt động này của con phải thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 1 tiếng có sự tham gia của phụ huynh với vai trò là “đồng đội” hoặc “khán giả”.

Mắc lỗi là chuyện nhỏ

Tiến sĩ Nguyễn Hương Giang cho rằng, việc học tiếng Anh đúng sai chưa quan trọng bằng việc trẻ có thể diễn đạt và giao tiếp được bằng tiếng Anh. Vì vậy không nên ngắt lời và sửa sai khi trẻ đang nói.

“Khi con mới bắt đầu bước vào học tiếng Anh thực thụ, tôi không quan trọng ở việc xem tiếng Anh là ngoại ngữ hay là ngôn ngữ thứ hai, mục tiêu hướng đến là làm thế nào để con có thể dùng được tiếng Anh một cách đơn giản nhất”.

“Học ngoại ngữ cần sự kiên trì. Bên cạnh nỗ lực của người học cần có một chút năng khiếu sử dụng ngôn ngữ của từng cá nhân. Chẳng hạn có người nói tiếng Anh rất hay và có khẩu khướu, có người nói không hay những viết lại rất tốt, cho nên tránh bình luận về bất cứ yếu điểm nào trong quá trình học tiếng Anh của trẻ là việc nên làm để trẻ tự tin trong quá trình chinh phục ngôn ngữ mới. Không nên đòi hỏi sự chính xác về cách dùng từ của trẻ trong giai đoạn mới học. Hãy luôn động viên khen ngợi để trẻ yêu thích việc sử dụng tiếng Anh hằng ngày”.

“Có lẽ vì quan niệm “đơn giản hóa tiếng Anh” theo kiểu “mắc lỗi là chuyện nhỏ” của tôi mà các bé nhà tôi rất tự tin sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và đơn giản nhất có thể” - TS Nguyễn Hương Giang chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.