Ghé thăm chiếc nôi của Phật giáo

GD&TĐ - Được mệnh danh là Hòn ngọc trên Ấn Độ Dương, Sri Lanka có cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp với những cánh rừng dày đặc, những bãi biển hoang sơ chạy dài, hệ thực vật và động vật được bảo tồn nguyên vẹn.

Ghé thăm chiếc nôi của Phật giáo

Thêm vào đó, những đền đài kiến trúc cổ xưa, những công trình điêu khắc trên vách núi, trong hang động có tuổi đời trên 2.000 năm càng làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của "hòn đảo hình giọt nước".

Cách Anuradhapura không xa là khu thánh địa Mihintale, nơi Phật giáo lần đầu tiên được đưa vào Sri Lanka vào năm 247 trước Công nguyên bởi hoàng tử Mahinda con của vua Ashoka của Ấn Độ.

Trên đỉnh ngọn núi đá này có nhiều đền thờ và nhà ở của các vị sư. Du khách phải trèo lên 1.800 bậc thang rộng xây bằng đá hoa cương để lên đỉnh núi, từ đây có thể ngắm nhìn quang cảnh nông thôn tuyệt đẹp chung quanh từ trên cao.

Tên ban đầu của núi Mihintale là Missaka Pabbata, sau đó thì được gọi là Cetiyagiri (miền núi của những ngôi tháp), và tên hiện tại của nó tất nhiên là có nguồn gốc từ Tôn giả Mahinda. Lúc ngài Pháp Hiển đến thăm Mihintale, có 2.000 tu sĩ sống trên núi.

Ngài Mahinda đã dành những năm còn lại của cuộc đời mình ở trên núi Mihintale và viên tịch ở đó vào năm 202 trước Tây lịch.

Sau khi tổ chức tang lễ trọng đại, tro cốt của ngài đã được phụng thờ trong các bảo tháp trên khắp đất nước Sri Lanka, và lẽ đương nhiên là có một phần tro cốt được phụng thờ trong một bảo tháp trên núi Mihintale.

Nhà vua Devanampiya Tissa đã cho tạo lập 68 hang động trên núi Mihintale để cho chư Tăng tu tập. Điều này được xác nhận trong một bài minh được khắc trên vách của một trong những hang động gần tháp Kantaka.

Theo Expedia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.