GDP vùng ĐBSCL đạt mức tăng ấn tượng 7,8%

GD&TĐ - Thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sau hai năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP thì tăng trưởng GDP vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức ấn tượng 7,8%.

Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp gần 70% sản lượng thủy sản xuất khẩu mỗi năm (Internet)
Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp gần 70% sản lượng thủy sản xuất khẩu mỗi năm (Internet)

Nhận thức rõ các thách thức của biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đây thực sự là quyết sách lớn, mang tầm thời đại của Đảng và Nhà nước trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau hai năm thực hiện Nghị quyết, tăng trưởng GDP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức ấn tượng là 7,8%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây (bình quân cả nước là 7,1%). Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng lần đầu tiên đạt 15,7 tỷ USD. Hàng năm cung cấp hơn nửa sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của cả nước. 

Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế, chính sách được hoàn thiện, bổ sung tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hạ tầng giao thông, phát triển đô thị ổn định dân cư; lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu; công tác điều tra cơ bản, quan trắc được tăng cường; số liệu, dữ liệu liên ngành được thiết lập, cập nhật và hệ thống hóa.

Nghiên cứu khoa học và công nghệ được đẩy mạnh cung cấp luận cứ, sáng kiến, giải pháp, công nghệ phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Công tác quy hoạch, kết nối liên vùng được tập trung triển kha.

Du lịch, tiềm năng phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long (Internet)
Du lịch, tiềm năng phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long (Internet)

Cơ cấu kinh tế đang được chuyển dịch, nhiều ngành hàng, mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Phòng chống, khắc phục sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển được quan tâm. Hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư, xây dựng, tăng cường kết nối liên vùng, phát huy lợi thế giao thông đường thủy.

Nhận được nguồn lực đầu tư của Nhà nước, triển khai cơ chế khuyến khích thu hút nguồn vốn tư nhân tạo đà phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế, góp phần thu hút nguồn lực, tri thức, công nghệ cho đồng bằng sông Cửu Long.

An sinh xã hội được quan tâm, việc làm được cải thiện, sinh kế của người dân từng bước được chuyển đổi theo hướng bền vững. Đầu tư của nhà nước và xã hội cho phát triển vùng tăng mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ