Gặp nghệ nhân làm sách gỗ 500kg về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Gần hai năm ròng rã, từ ý tưởng để bắt tay tạo ra sản phẩm là cả một quá trình đầy khó khăn vất vả của anh Dương.

Gặp nghệ nhân làm sách gỗ 500kg về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Keyword đầu tiên có dấu

Nghệ nhân Võ Dương, tác giả cuốn sách độc bản “Đại tướng của nhân dân - Võ Nguyên Giáp - Những năm tháng cuộc đời” đang giới thiệu cuốn sách với độc giả - Ảnh: Vĩnh Phú

Sau hơn 18 tháng sáng tạo, làm việc không ngừng nghỉ, cuốn sách bằng gỗ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của nghệ nhân thư pháp Võ Dương đã được công nhận đạt Kỷ lục Việt Nam và đủ điều kiện để công nhận đạt Kỷ lục Thế giới.

Luôn nhớ về Đại tướng

Chia sẻ về ý tưởng và quá trình làm ra cuốn sách trên, nghệ nhân Võ Dương nhớ lại: “Tôi đến với thư pháp rất tình cờ ngay từ thời sinh viên, sau đó trở thành niềm đam mê và đến nay đã có hơn 15 năm viết và nghiên cứu thư pháp. Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, trong tôi luôn nung nấu ý định làm một điều gì đó tri ân để nhiều người luôn nhớ về Đại tướng. Cho đến một ngày khi vào một nhà sách, tình cờ bắt gặp cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Những năm tháng cuộc đời”.

Xem qua cuốn sách nhỏ bé nhưng gói gọn tương đối đầy đủ về cuộc đời và chân dung Đại tướng, lúc này như một định mệnh, tôi nghĩ ngay đến việc phải làm sao cho cuốn sách này không còn nhỏ bé nằm trên kệ sách. Ý tưởng thực hiện cuốn sách bằng gỗ, nội dung được viết bằng thư pháp bắt đầu từ đó”.

Gần hai năm ròng rã, từ ý tưởng để bắt tay tạo ra sản phẩm là cả một quá trình đầy khó khăn vất vả của anh Dương. Tháng 2/2017, anh bắt đầu thiết kế và tìm nguồn tài chính. Khi mọi việc cơ bản hoàn thành, một thách thức không nhỏ để tác phẩm thành hiện thực đó là xin phép gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Dương kể lại: “Sau khi đã được giới thiệu đến gặp anh Võ Điện Biên (con trai cả của Đại tướng) để trình bày ý tưởng, mục đích để xin phép gia đình cho triển khai làm. Ban đầu, anh Biên không đồng ý và đặt ra rất nhiều câu hỏi khó… khiến mọi việc dường như đi vào ngõ cụt. Sau nhiều lần trình bày giới thiệu trực tiếp về dự án, tôi đã thuyết phục được gia đình Đại tướng cho phép triển khai.

Keyword đầu tiên có dấu

Cuốn sách bằng gỗ nặng 500kg tại triển lãm Đường sách TP HCM

Đủ điều kiện xác lập kỷ lục Guinness thế giới

Anh Dương cho biết, đặc trưng của cuốn sách là chất liệu phải đảm bảo tính bền Canvat (vải bố) vì có thể tồn tại hàng trăm năm. Nói về thư pháp là thường nhắc đến “gió và giấy”, do đó để tạo một sản phẩm lưu giữ trong nhiều năm cần phải sử dụng gỗ và chất liệu tốt, tuổi thọ cả trăm năm. Trên bìa sách có in chân dung Đại tướng được dát vàng và ổ khóa cuốn sách được đúc bằng đồng nặng gần 3kg. Ngoài 250 trang sách có 5 tác phẩm đặc biệt chia làm 5 block, mỗi block có bức tranh được nghệ nhân điêu khắc đục, khắc bằng gỗ (mỗi bức tranh nặng 30kg) xen lẫn nhau giúp người xem đỡ nhàm chán.

Cũng theo anh Dương, khi bắt tay vào thực hiện, dù trải qua bao khó khăn, cực nhọc, thiếu thốn tài chính, hay làm việc cả ngày lẫn đêm hàng tháng trời nhưng với sự hỗ trợ của gia đình và các nghệ nhân điêu khắc cộng sự, sau hơn 18 tháng tác phẩm hoàn thiện. Đầu năm 2019, tác phẩm được giới thiệu trưng bày tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP HCM)… “Điều chúng tôi vui nhất là cuốn sách được nhiều người dân đón nhận nhiệt tình. Và nếu không có gì trở ngại, cuối tháng 6 này cuốn sách sẽ được tặng và bàn giao cho tỉnh Quảng Bình nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh và sau đó sẽ được đưa đến nhà lưu niệm Đại tướng tại quê nhà”, anh Dương cho biết.

“Đại tướng đã cống hiến cuộc đời mình cho đất nước, cho dân tộc, hình ảnh của Bác vẫn luôn rực sáng trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng như thế giới. Sau khi trao tặng cho tỉnh Quảng Bình, tôi sẽ tiếp tục tái bản sách thư pháp độc bản trên với số lượng lớn, phát hành rộng rãi để mọi người Việt Nam và người nước ngoài đều sẽ được chiêm ngưỡng, hiểu hơn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, anh Dương nói.

Theo baogiaothong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.