Gần 100.000 con tuần lộc đã chết vì lý do được nhắc đi nhắc lại cực nhiều

Khí hậu thay đổi, nhiều sinh vật bị ảnh hưởng, ngay cả một loài "dễ ăn dễ sống" như tuần lộc cũng không thoát.

Gần 100.000 con tuần lộc đã chết vì lý do được nhắc đi nhắc lại cực nhiều

Vấn đề khí hậu toàn cầu nóng lên khiến băng ở hai cực tan chảy đã được đề cập đến rất nhiều lần. Có điều dù rất nỗ lực, nhưng đến nay con người vẫn chưa thể có giải pháp nào thực sự hiệu quả thực tiễn, mà mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu và triển khai mà thôi.

Gan 100.000 con tuan loc da chet vi ly do duoc nhac di nhac lai cuc nhieu - Anh 1

Có điều trong lúc chờ đợi, băng tan vẫn tiếp tục làm việc của mình. Và lần này theo như một nghiên cứu mới nhất, có tới gần 100.000 con tuần lộc đã thiệt mạng chỉ vì hiện tượng tự nhiên này.

Cụ thể hơn, nghiên cứu từ ĐH Lapland (Phần Lan) đã chỉ ra rằng trong 10 năm trở lại đây, cực bắc nước Nga ghi nhận hơn 80.000 con tuần lộc phải chết đói. Trong đó, 20.000 con thiệt mạng vào năm 2006, và riêng năm 2013 có tới 61.000 con. Con số này chiếm tới 22% tổng số lượng loài vật.

Gan 100.000 con tuan loc da chet vi ly do duoc nhac di nhac lai cuc nhieu - Anh 2

Hàng nghìn con tuần lộc bị chết.

Và theo như kết quả nghiên cứu, cả 2 vụ chết đói hàng loạt có một điểm chung, đó là khí hậu bất thường tại vùng cực trong tháng 11.

Theo đó, nhiệt độ trong tháng 11 vào các năm đó bỗng dưng tăng mạnh không lý do, gây mưa lớn, khiến cho lớp băng xốp và mềm bao phủ khu vực trở nên cứng như bê tông.

Bruce Forbes thuộc ĐH Lapland cho biết: "Tuần lộc vốn có khả năng đục băng kiếm thực phẩm, trong đó con đực thường phá được những tảng băng có độ dày khoảng 2cm. Tuy nhiên trong 2 năm đó, băng đá tại đây dày tới 10cm".

Gan 100.000 con tuan loc da chet vi ly do duoc nhac di nhac lai cuc nhieu - Anh 3

Tất cả cặp sừng này cũng không thể xiên đổ lớp băng.

Do đây là một hiện tượng rất quái lạ, và vì tuần lộc vốn là loài vật quan trọng trong nền kinh tế của bán đảo Yamal (Nga) nên các chuyên gia buộc phải tìm hiểu bằng được nguyên do. Sau khi quan sát vùng biển băng và các lưu trữ, họ nhận ra nguyên nhân đến từ lớp băng bao phủ 2 vùng biển lân cận là Barents và Kara.

Trong năm 2006 và 2013, lớp băng tại 2 khu vực này lại tan ra, thay vì dày lên như bình thường. Băng tan làm nước bốc hơi, tăng độ ẩm, kết hợp cùng luồng không khí nóng tạo thành mây mưa. Khối mây này di chuyển về phía Nam - địa điểm tránh rét của tuần lộc khi đông về - trút xuống đó những cơn mưa cực kỳ khủng khiếp.

Gan 100.000 con tuan loc da chet vi ly do duoc nhac di nhac lai cuc nhieu - Anh 4

Đến khi nhiệt độ xuống tới âm 40 độ C trong khoảng thời gian còn lại của mùa đông, lượng nước này bắt đầu hóa cứng, tạo thành những lớp băng dày đặc, gần như không thể phá bỏ. Hệ quả thì như đã nêu: hơn 80.000 con tuần lộc đã ra đi "không kèn không trống".

Nhóm nghiên cứu hiện đang rất lo lắng, khi bắt đầu có dấu hiệu cho thấy hiện tượng này sẽ lặp lại vào năm nay.

Cụ thể, tháng 9/2016 là thời điểm lượng băng biển tại Bắc Cực thấp thứ 2 trong năm, chứng tỏ rằng nhiệt độ năm nay đang quá cao so với bình thường. Forbes cho biết: "Nếu năm nay cũng xảy ra, điều đó chứng tỏ rằng hiện tượng này bắt đầu có tần suất nhiều hơn".

Theo Ed Blockley, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức Polar Climate: "Nghiên cứu này cho thấy sự mong manh dễ vỡ của hệ sinh thái Bắc cực, và khí hậu Trái đất thay đổi dễ thế nào".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biology Letters.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ