F-35I phóng tên lửa dẫn đường hạ sát thủ lĩnh Hamas?

GD&TĐ - Theo hãng thông tấn FARS News, thủ lĩnh Hamas Haniyeh thiệt mạng trong đòn không kích bằng tên lửa dẫn đường có độ chính xác rất cao.

Ông Hamas Haniyeh phát biểu trong chuyến thăm Lebanon hồi tháng 4 năm 2024.
Ông Hamas Haniyeh phát biểu trong chuyến thăm Lebanon hồi tháng 4 năm 2024.

Tên lửa dẫn đường

Hãng thông tấn thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết hôm 31 tháng 7: "Ông Ismail Haniyeh đến Iran để dự lễ nhậm chức của Tổng thống Masoud Pezeshkian và lưu trú tại dinh thự đặc biệt cho các cựu binh ở phía bắc Tehran, trước khi thiệt mạng bởi một tên lửa phóng từ máy bay".

Một số hãng truyền thông Iran cũng đưa ra thông tin tương tự, nhưng không đề cập loại tên lửa và lực lượng khai hỏa. Trong khi đó, hãng tin Al-Mayadeen có quan hệ thân cận với tổ chức Hezbollah ở Lebanon dẫn nguồn tin an ninh Iran cho hay tên lửa được phóng từ bên ngoài biên giới Iran.

Kênh Channel 12 của Israel trước đó cho biết vụ ám sát được thực hiện bằng một tên lửa có độ chính xác cao. Quả đạn nhắm thẳng vào phòng ngủ của ông Haniyeh lúc 2h sáng 31 tháng 7 và phát nổ, đoạt mạng ông Haniyeh cùng cận vệ.

Hiện chưa rõ làm sao quả đạn vượt qua được các hệ thống phòng không Iran để tấn công khu nhà. Iran được cho là sở hữu mạng lưới phòng thủ đa tầng phức tạp hàng đầu ở Trung Đông.

Tờ al-Arabi al-Jadid của Qatar dẫn nguồn tin Hamas tiết lộ khu nhà khách ở phía bắc Tehran thuộc quản lý của IRGC. Phái đoàn của tổ chức Jihad Hồi giáo Palestine, trong đó có Tổng thư ký Ziyad al-Nakhalah, lưu trú trong cùng tòa nhà với ông Haniyeh nhưng ở tầng khác.

Cũng theo báo Qatar, không nhiều quốc gia ở Trung Đông sở hữu các loại máy bay và tên lửa đủ hiện đại để có thể khai hỏa từ bên ngoài biên giới Iran và đánh trúng mục tiêu qua cửa sổ một căn nhà.

Giới quan sát cho rằng lực lượng duy nhất có thể làm được việc này là quân đội Israel, vốn sở hữu chiến đấu cơ tàng hình F-35 cùng các tên lửa dẫn đường có độ chính xác cực cao.

Lực lượng Hamas cũng cáo buộc "những kẻ theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái", thuật ngữ thường được tổ chức này sử dụng để chỉ Israel, đứng sau vụ tấn công.

Tel Aviv chưa bình luận về thông tin này. Quân đội Israel cho biết đang đánh giá tình hình, nhưng chưa đưa ra cảnh báo an ninh mới nào cho công dân.

Trong khi đó, phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc cho biết trong một lá thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng cuộc tấn công bằng tên lửa do Israel thực hiện đã sát hại nhà lãnh đạo Ismail Haniyeh không thể xảy ra nếu không có sự cho phép và hỗ trợ tình báo của Mỹ.

"Trách nhiệm của Mỹ, với tư cách là đồng minh chiến lược và là bên ủng hộ chính của chính quyền Israel trong khu vực, không thể bị bỏ qua trong tội ác khủng khiếp này. Hành động này không thể xảy ra nếu không có sự cho phép và hỗ trợ tình báo của Mỹ", bức thư viết.

Bức thư nêu rõ rằng "một tội ác tày đình như vậy, nhắm vào một vị khách quan chức cấp cao, là sự xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Hồi giáo Iran". Bức thư cũng cho biết đây cũng là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.

Phái đoàn Iran kêu gọi Hội đồng Bảo an hành động ngay lập tức để đảm bảo Israel phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình, bao gồm "khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khác".

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết hôm 31 tháng 7 rằng Mỹ không tham gia vào hoạt động gần đây của Israel. "Chúng tôi không tham gia vào hoạt động này", vị quan chức ngoại giao này nói.

Ismail Haniyeh là ai?

Haniyeh sinh ra trong một trại tị nạn gần Thành phố Gaza vào năm 1962, gia nhập Hamas vào cuối những năm 1980 trong cuộc nổi dậy Intifada lần thứ nhất.

Người đàn ông 62 tuổi này từng giữ chức thủ tướng Chính quyền Palestine từ năm 2006 đến năm 2007, sau khi Hamas giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử lập pháp của Palestine vào thời điểm đó.

Sau khi thành lập chính quyền do Hamas lãnh đạo ở Dải Gaza, do mâu thuẫn giữa Hamas với phe đối thủ Fatah, ông Haniyeh trở thành lãnh đạo của chính quyền trên thực tế tại Gaza trong giai đoạn 2007-2014.

Năm 2017, ông được chọn thay thế Khaled Meshaal làm người đứng đầu cơ quan chính trị của Hamas.

Ông Haniyeh rời Gaza vào tháng 12 năm 2019, sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, đồng thời xây dựng quyền lực của mình để đại diện cho Hamas ở nước ngoài.

Những chuyến công du nước ngoài trước đây đáng chú ý nhất của ông bao gồm tang lễ của Tướng Iran Qassem Soleimani, một chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào năm 2020, và lễ nhậm chức của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vào năm 2021.

Vào tháng 4 năm nay, các cuộc không kích của Israel đã giết chết ba người con trai và bốn người cháu của ông Haniyeh. Khi đó, ông Haniyeh đã tuyên bố rõ rằng cái chết của họ sẽ không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về con tin đang diễn ra vào thời điểm đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng cùng người dân Yên Bái xuyên đêm canh lũ.

Người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ

GD&TĐ - Tính đến sáng 9/9, bão số 3 đã làm 3 người chết, 4 người bị thương, nước sông dâng cao liên tục khiến người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ.

Cổng Trời - Hoành Sơn Quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: Phượng Vũ.

Cổng Trời 200 tuổi trên đỉnh Đèo Ngang

GD&TĐ - Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, người dân địa phương thường gọi di tích trên là 'Cổng Trời'.

Khắp Firozabad, đâu đâu cũng có người bán vòng tay thủy tinh. Ảnh: Bbc.com

Độc đáo nghề lọc vàng từ rác

GD&TĐ - Firozabad (Ấn Độ), 'kinh đô buôn bán vòng tay thủy tinh', xuất hiện một nghề không ai ngờ tới là lọc vàng từ rác sản xuất vòng tay.

Nhân lực ngành cầu đường cần bổ sung để thực hiện mục tiêu từ nay đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000km đường cao tốc. Ảnh minh họa: TG

'Khát' kỹ sư cầu đường

GD&TĐ - Quy mô vốn Nhà nước đầu tư cho hạ tầng đang tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.