Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra từ tử cung người chết

Chào đời sau khi mẹ được cấy ghép tử cung từ một phụ nữ đã chết, em bé Brazil hiện gần 1 tuổi.

Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra từ tử cung người chết

Chào đời với cân nặng 2,55 kg tháng 12 năm ngoái, bé nữ hiện khỏe mạnh và được cho là sự ra đời mang tính đột phá, đem đến hy vọng cho hàng nghìn phụ nữ vô sinh. Sự kiện này được tiết lộ nhân sinh nhật tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet gần đây.

Trên thế giới đã có 11 đứa trẻ được sinh ra từ tử cung cấy ghép của người sống. Tuy nhiên, trường hợp của em bé trên là ca thành công đầu tiên nhờ sử dụng nội tạng từ người đã mất.

Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra từ tử cung người chết - Hình 1

Bé nữ chào đời từ tử cung của người chết tại bệnh viện Das Clinicas, thành phố Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Hospital das Clinicas.

Các bác sĩ tại bệnh viện Das Clinicas thuộc ĐH Sao Paulo đã cấy tử cung được hiến tặng từ một phụ nữ 45 tuổi chết vì đột quỵ vào cơ thể mẹ của bé nữ hồi tháng 9/2016. Cô này sinh ra không có tử cung do mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH).

Người mẹ mang thai sau đó 7 tháng nhờ thụ tinh ống nghiệm và em bé chào đời khi 35 tuần 3 ngày, dài 45 cm – chiều cao trung bình cho trẻ sơ sinh.

Khi bác sĩ mổ lấy thai, họ cũng lấy đi luôn tử cung được cấy ghép. Thông thường, đối với những tử cung từ người hiến sống, chúng sẽ được để lại trong bụng người mẹ thêm một thời gian.

Trước đó, từng có 11 ca cấy ghép từ tử cung hiến tặng của người chết, ở Thổ Nhĩ Kỳ, hai bang Ohio và Texas của Mỹ, Cộng hòa Czech, Brazil. Năm 2011, trường hợp ở Thổ Nhĩ Kỳ mang thai nhưng bị sẩy và được ghi nhận là lần đầu tiên ca cấy ghép kiểu này có hiệu quả.

Theo Ngoisao

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.