Duy trì tốt hoạt động công đoàn sau khi giải thể các công đoàn giáo dục quận, huyện

GD&TĐ - Chiều nay 23/10, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội với Sở GD&ĐT Hà Nội giai đoạn 2017-2020.

Duy trì tốt hoạt động công đoàn sau khi giải thể các công đoàn giáo dục quận, huyện

Dự hội nghị có ông Vũ Minh Đức- Chủ tịch công đoàn giáo dục Việt Nam, ông Trần Duy Phương - Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Chử Xuân Dũng- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuyến- Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.

Hội nghị được tổ chức nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp hiệu quả của ngành GD-ĐT với tổ chức công đoàn thành phố trong phong trào công nhân viên chức lao động và tổ chức các hoạt động công đoàn gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả của ngành GD-ĐT.

Đồng thì phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, người lao động đoàn viên công đoàn các nhà trường, tổ chức công đoàn trên địa bàn thành phố trong sự nghiệm GD-ĐT, góp phần phát triển KTXH, an ninh quốc phòng trên địa bàn thủ đô.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã có các tham luận về sự cần thiết phải có Chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội với Sở GD&ĐT Hà Nội giai đoạn 2017-2020, nhất là vừa qua có sự sắp xếp lại tổ chức công đoàn địa phương, công đoàn các quận huyện.

Bà Bùi Thị Thanh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cho biết: Những nội dung được kí kết sẽ giúp các công đoàn giáo dục cơ sở hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả của hội nghị sẽ giúp cho hoạt động của tổ chức công đoàn, các chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng như việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của năm học đạt được kết quả tốt.

Ông Đỗ Hữu Hùng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Mỹ Đức chia sẻ: Thực hiện tốt chương trình công tác giữa Liên đoàn lao động và Sở GD&ĐT sẽ nâng cao vai trò trách nhiệm, sự phối hợp hiệu quả của ngành GD-ĐT với tổ chức công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động, phát huy vai trò của đoàn viên và cán bộ giáo viên nhân viên trường học trong sự nghiệp GD&ĐT của thành phố.

Ông Chử Xuân Dũng- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: Việc kí quy chế phối hợp công tác giữa LĐLĐ thành phố và Sở GD&ĐT là công việc rất cần thiết, nhất là trong thời điểm từ tháng 7/2017 sẽ giải thể, chấm dứt hoạt động của BCH Công đoàn giáo dục các quận, huyện, thị xã.

Để công đoàn cơ sở các trường học trực thuộc phòng GD&ĐT tiếp tục hoạt động hiệu quả, hoạt động của Công đoàn giáo dục Hà Nội vận hành tốt trên toàn thành phố, cần phải có sự phối hợp hiệu quả giữa LĐLĐ thành phố và Sở GD&ĐT.

Sở GD&ĐT Hà Nội và LĐLĐ thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các phòng GD&ĐT phối hợp với LĐLĐ các quận huyện thị xã và Công đoàn giáo dục Hà Nội làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ nhân viên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ giáo viên nhân viên toàn ngành.

Phối hợp chỉ đạo tốt công tác thực hiện chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên, chăm lo quan tâm đến các cán bộ giáo viên nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, phối hợp trong công tác chăm lo đội ngũ giáo viên nhân viên. Tổ chức khám sức khỏe định kì, xây dựng mái ấm công đoàn, tham gia cuộc vận động hỗ trợ giáo dục miền núi vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn do Bộ GD&ĐT và Công đoàn GDVN phát động.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và Ban thường vụ Liên đoàn lao động Hà Nội chỉ đạo hệ thống ngành GD-ĐT, hệ thống Công đoàn thành phố thống nhất thực hiện tốt các nội dung phối hợp:

1. Phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, cán bộ giáo viên, người lao động.

2. Phối hợp trong công tác tuyên truyền giáo dục

3. Phối hợp trong tổ chức phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục

4. Phối hợp trong tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

5. Phối hợp chỉ đạo phát huy vai trò của tổ chức công đoàn tham gia công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành GD-ĐT.

6. Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên, người lao động.

7. Phối hợp trong công tác tổ chức cán bộ.

8. Phối hợp trong công tác thông tin, báo cáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ