Đường về nhà

GD&TĐ - Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh 2/9, Nhà nước lại mở rộng cửa để đưa những người từng lầm lỗi trong đời được trở về với gia đình, người thân, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Hôm 1/9, có 3.035 người, trong đó có 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù với đủ các khung hình phạt về thời hạn, 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án, 6 người đang được hoãn chấp hành án, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2021 theo Quyết định của Chủ tịch nước.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh 2/9, Nhà nước lại mở rộng cửa để đưa những người từng lầm lỗi trong đời được trở về với gia đình, người thân, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng.

Để được trở về với cuộc sống  bình thường là cả một hành trình đầy gian nan của số phạm nhân này, trong đó có cả những sám hối ăn năn lẫn việc chấp hành tốt các quy định của trại giam và sự miệt mài lao động cải tạo thật tốt của họ.

Đường về nhà mỗi người một nẻo, cũng như khi phạm tội, mỗi người một cách, nhưng những gì mà họ trải qua để có ngày vui ấy thì rất giống nhau.

Trước khi thực hiện đợt đặc xá này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến kiểm tra, thị sát công tác triển khai Quyết định đặc xá năm 2021 tại Bắc Giang. Tại đây, ngoài việc kiểm tra tình hình thực hiện lệnh đặc xá sắp tới, ông đã ân cần thăm hỏi và động viên các phạm nhân, cả người được đặc xá lần này lẫn người còn phải tiếp tục phấn đấu để lần sau đến lượt mình.

Qua trao đổi với các phạm nhân ở trại mới biết, để có tên trong danh sách đặc xá, trại giam đã có một quy trình vô cùng nghiêm ngặt trong việc kiểm tra, giám sát những người được đề nghị đặc xá. Để được bước chân ra khỏi cổng trại giam, những người được đặc xá đã phải qua rất nhiều vòng bầu bán từ chính những bạn tù của mình chứ lãnh đạo trại không can thiệp.

Vì vậy, những người được đặc xá phải là những người thực sự ăn năn hối lỗi, thực sự muốn làm lại đời mình. Họ đã phấn đầu miệt mài trong nhiều năm, thậm chí cả chục năm để không có một chút tì vết nào mới có tên trong danh sách đặc xá.

Chính vì thấm thía với cảnh tù đày nên số người này luôn luôn khao khát bầu trời tự do. Chính họ đã tự tạo cho mình những cơ hội để được giải thoát và họ đã toại nguyện.

Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhỏ, sau cuộc hành trình “về nhà” đầy gian nan, nhưng rồi vẫn có người tái phạm để trở lại kiếp tù đày. Vì sao? Có rất nhiều lý do, song còn một lý do cần phải được khắc phục.

Đó là thái độ kỳ thị của người đời dành cho những người đã từng có thời lầm lỡ. Chỉ cần một ánh nhìn khác, một câu nói bâng quơ là có thể làm tổn thương đến, lập tức những bực tức dồn về. Tái phạm với họ như một hình thức trả thù cho những kỳ thị kia vậy.

Giải quyết việc làm cho những người được trở về cũng là một khâu quan trọng. Rảnh rỗi thì sinh nông nổi, nói cách khác là “nhàn cư vi bất thiện” cũng là những lý do khiến một số người tái phạm để rồi phải trở lại nhà tù.

Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại, cổ nhân đã nói như thế rồi. Những ai ở tù mới thấm thía điều này. Vì vậy, khi đã được trả lại bầu trời tự do thì luôn luôn khắc ghi điều đó để từ hôm nay, mãi mãi mình là một người tự do, mãi mãi là một công dân tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.