Dược phẩm Tâm Bình cảnh báo mỳ tôm gây hại cho sức khỏe

GD&TĐ - Nội dung được Dược phẩm Tâm Bình đăng tải cảnh báo về tác hại của mỳ tôm với sức khỏe khiến không ít người lo lắng.

Nhiều nhà sản xuất mỳ tôm không ghi khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. Ảnh: Internet
Nhiều nhà sản xuất mỳ tôm không ghi khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. Ảnh: Internet

Mỳ tôm gây hại cho sức khỏe?

Tháng 11/2021, Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tâm Bình (sau đây gọi tắt là Dược phẩm Tâm Bình) đăng tải cảnh báo tác hại của mỳ tôm đối với người bị bệnh gout (gút).

Thông tin cụ thể đăng tải trên page Facebook “Dược phẩm Tâm Bình” có tích xanh với tựa đề “người bệnh gút nên tránh xa mỳ tôm”. Cũng chủ đề này trên website tambinh.vn có tựa đề “người bệnh gút có ăn được mỳ tôm không”?

Các trang này đưa ra “đáp án chính xác” rằng, mỳ tôm có tác hại đối với sức khỏe nói chung và người bị bệnh gout nói riêng. Tác hại gồm: “Giảm đào thải axit uric qua đường nước tiểu: Lượng muối lớn trong mỳ tôm sẽ tạo gánh nặng lên thận. Lâu dần làm suy giảm chức năng thận, khiến thận không đào thải được lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Gia tăng phản ứng viêm: Muối, chất tạo ngọt, chất bảo quản trong mỳ tôm có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn.

Gây tăng cân: Mỳ tôm thường chứa khoảng 60% thành phần từ bột mì và 40% chất béo không lành mạnh. Đây chính là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Làm loãng xương: Chất phosphate trong mỳ tôm làm giảm mật độ xương.

Nghèo dinh dưỡng: Trong mỳ tôm hầu như không có chất xơ, khoáng chất, vitamin, canxi, protein”.

Bên cạnh khuyến cáo mỳ tôm gây hại cho sức khỏe, nhiều bài viết đăng trên trang tin và page của Dược phẩm Tâm Bình cũng khuyến nghị người tiêu dùng, đặc biệt là người bị bệnh gout nên thay thế mỳ tôm bằng mỳ gạo lứt, mỳ gạo, mỳ rau củ...

Trên website, bài cảnh báo được ghi tác giả là Dược sĩ cao cấp Phương Lan, tham vấn y khoa ThS.BS Nguyễn Thị Hằng và biên tập viên Linh Chi.

Ông Nguyễn Minh Hoàng, đại diện Dược phẩm Tâm Bình, xác nhận, website tambinh.vn có đăng tải các thông tin về mỳ tôm gây hại đối với sức khỏe. Trang web này là của Dược phẩm Tâm Bình.

Trên các hệ thống đăng ký tên miền cũng thể hiện, Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Bình là chủ website tambinh.vn.

Nhiều hãng sản xuất mỳ tôm không ghi khuyến cáo trên sản phẩm

Thông tin cảnh báo ăn mỳ tôm gây hại đối với sức khỏe đăng tải trên page Facebook chính thức của Dược phẩm Tâm Bình
Thông tin cảnh báo ăn mỳ tôm gây hại đối với sức khỏe đăng tải trên page Facebook 
chính thức của Dược phẩm Tâm Bình 

Theo tìm hiểu của Báo Giáo dục và Thời đại, hiện tại, Việt Nam có rất nhiều loại mỳ tôm khác nhau của nhiều hãng sản xuất nổi tiếng. Tuy nhiên, trên vỏ hộp của hầu hết các loại mỳ tôm có trên các kệ hàng không ghi khuyến cáo với sản phẩm cũng như đối tượng sử dụng phù hợp.

Nếu sản phẩm mỳ tôm gây hại cho sức khỏe giống như Dược phẩm Tâm Bình khuyến cáo thì cơ quan chức năng cần có thông báo rõ ràng để người dân được biết. Thêm nữa, các hãng sản xuất mỳ tôm cần phải ghi khuyến cáo, đối tượng sử dụng trên bao bì sản phẩm. Nếu những thông tin trên chưa được cơ quan chức năng xác nhận chính thức thì đơn vị ra khuyến cáo phải xem xét lại thông tin đăng tải.

Thông tin mỳ tôm gây hại đối với sức khỏe nói chung và người bệnh gout nói riêng đã được đăng tải trên page Facebook chính thức của Dược phẩm Tâm Bình từ ngày 27/12/2021 với khối lượng thành viên theo dõi page lên đến 30.727 người. Chưa tính đến lượng người tiếp cận bài viết trên website tambinh.vn.

Liên quan thông tin trên, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết: Mỳ tôm thuộc quản lý của Bộ Công Thương, vì vậy, báo chí cần liên hệ với Bộ Công Thương để có thông tin chi tiết.

Trong khi đó, Bộ Công Thương chưa lên tiếng chính thức về sự việc nêu trên. Trước đây, đã xuất hiện nhiều thông tin cảnh báo về việc ăn mỳ tôm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thông tin đăng tải nhiều trên mạng xã hội và báo chí. Tuy nhiên, khuyến cáo do một hãng dược phẩm như Tâm Bình đưa ra được nhiều người quan tâm vì tính chuyên môn và sự uy tín...

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ