Cô Liu 37 tuổi, cách đây 2 năm, cô đột nhiên bị đau âm ỉ không rõ nguyên nhân ở vùng bụng dưới bên trái, không chỉ đau dữ dội trước khi đi đại tiện mà còn sờ thấy khối cục ở bụng dưới bên trái. Sau khi đi tiêu thì cơn đau giảm dần nên cô Liu cho rằng không phải bệnh nặng, có thể tự khỏi nên cũng không quan tâm lắm.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh của cô Liu thực tế đang tiến triển âm thầm. Cách đây 6 tháng, cô Liu lại đột nhiên bị đi ngoài ra máu, lần này cô rất lo sợ nên đã vội vàng tới viện.
Khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nhận thấy cô Liu bị hẹp đại tràng sigma nghi ngờ cô Liu bị ung thư đại tràng sigma. Cô Liu nghe tin mà khóc hết nước mắt, điều khiến cô buồn hơn nữa là bác sĩ không tìm thấy tế bào khối u nào để tiến hành sinh thiết. Vì vậy, bác sĩ lại nghi ngờ liệu có khi nào kết quả sai nên nhờ một bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm hơn kiểm tra và vẫn nghi ngờ là ung thư đại tràng sigma.
Vì không đưa ra được chẩn đoán xác định thì không thể điều trị nhưng đại tràng đã trở nên hẹp nên tình trạng bệnh của cô Liu không thể trì hoãn được. Cảm giác sợ hãi này rất khó chịu, các thành viên trong gia đình đã giới thiệu cô Liu đến Thượng Hải. Tại đây, bác sĩ nhận thấy hai lần chụp CT bụng của cô Liu chỉ cách nhau 20 ngày, nhưng có sự khác biệt đáng kể.
Một cuộc kiểm tra CT xoắn ốc của đại tràng vào ngày 22/5 cho thấy thành ruột của đại tràng sigma bị sưng và dày lên nhưng chỉ 20 ngày sau, đại tràng sigma sưng lên có giới hạn và dày lên rõ ràng, và có thể nhìn thấy các nốt nhu mô 1,5 cm×2,0 cm.
Thông thường thời gian nhân đôi của khối u ít nhất là 40 ngày nhưng nốt nhu mô kia lại xuất hiện trong vòng 20 ngày.
Theo tìm hiểu của bác sĩ, cô Liu đang trong thời kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nốt nhu mô trong đại tràng liệu có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không? Kết hợp với tiền sử điều trị phẫu thuật xâm lấn tối thiểu u nang phần phụ bên trái cách đây 2 năm, bác sĩ nghi ngờ cô Liu bị lạc nội mạc tử cung, xét thấy bệnh nhân có tình trạng hẹp ruột nên tiến hành nội soi thăm dò để xác định chẩn đoán.
Cuối cùng, cô Liu được phẫu thuật nội soi vào ngày 19/6. Đến thời điểm này, trường hợp này vốn được lên kế hoạch chẩn đoán ung thư đại tràng trong hai lần khám ở bệnh viện ngoài, cuối cùng đã được kết luận là lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, các mô nội mạc trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lan ra ống dẫn trứng. Những mô lạc chỗ này vẫn hoạt động như các mô nội mạc tử cung bình thường, điều này có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kì kinh nguyệt.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là các mô nội mạc tử cung khi “chảy” đến các bộ phận khác của tử cung cũng sẽ phản ứng với các tín hiệu do hormone gửi đến giống như mô nội mạc tử cung bình thường, bong ra chảy máu theo chu kỳ giống như hành kinh.
Vì vậy, người bệnh thường đi khám vì chảy máu không rõ nguyên nhân như ho ra máu, lẫn máu trong phân, tiểu ra máu… nên thường bị nhầm với khối u. Tuy nhiên, hầu hết nội mạc tử cung do chúng phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị ứ đọng lại, gây ra chảy máu bên trong và hiện tượng viêm, phù nề, dẫn đến nhiều triệu chứng khác.
Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ, khả năng xâm lấn và tái phát cực cao, là bệnh khó chữa.
Ước tính trên thế giới có 6-10% phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Trên thực tế, con số này có thể nhiều hơn do có một số lượng lớn phụ nữ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra 2 biến chứng quan trọng là vô sinh và ung thư.
Để phát hiện sớm bệnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu có 5 triệu chứng chính sau đây cần cảnh giác với sự tồn tại của lạc nội mạc tử cung.
1. Đau bụng kinh
Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung, có hơn một nửa có biểu hiện đau bụng kinh. Cơn đau thường ở vùng bụng dưới có thể lan xuống âm đạo, đáy chậu, hậu môn hoặc đùi. Cơn đau này thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi hành kinh. Đau dữ dội nhất khi đau bụng kinh và biến mất khi sạch kinh.
2. Vô sinh
Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ vô sinh lên đến 40%. Có bốn lý do chính dẫn đến vô sinh.
- Ở những bệnh nhân vừa và nặng, việc vận chuyển trứng đã thụ tinh bị ảnh hưởng bởi sự kết dính xung quanh buồng trứng và ống dẫn trứng;
- Những thay đổi trong khoang bụng ảnh hưởng đến sự kết hợp của tinh trùng và trứng;
- Chức năng buồng trứng bất thường Khoảng 17% -27% bệnh nhân bị rối loạn rụng trứng, và 25%-45% bệnh nhân không đủ chức năng hoàng thể;
- Chức năng miễn dịch bất thường, dẫn đến sự gia tăng của các kháng thể chống nội mạc tử cung và phá hủy sự trao đổi chất bình thường và chức năng sinh lý của nội mạc tử cung.
3. Đau khi quan hệ
Có khoảng 30% bệnh nhân bị đau khi quan hệ do tổn thương mô ngoài tử cung xung huyết và sưng tấy xung quanh cơ quan sinh dục, xơ dính, va chạm làm tử cung co bóp khi quan hệ và gây đau, thường gặp ở tổn thương màng ngăn âm đạo hoặc trực tràng do tổn thương dẫn đến tử cung ngả về phía sau.
4. Kinh nguyệt bất thường
Khoảng 15%-30% bệnh nhân bị tăng lưu lượng kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt không đều, hoặc ra máu lấm tấm trong thời kỳ tiền kinh nguyệt, có liên quan đến sự tham gia của nhu mô buồng trứng, rụng trứng và chức năng hoàng thể không đủ.
Một số các biểu hiện và triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn...diễn ra trong suốt đợt hành kinh.