Bà Liễu đã 62 tuổi và có sức khỏe tốt. Vài tháng trước, bà thấy phần lợi bên trái khoang miệng thường có vết loét, không đau không ngứa, không chữa tự lành sau vài ngày. Bởi chỗ lợi đó vốn có chiếc chân răng đã triệt tủy còn sót lại từ 5-6 năm trước, nên bà chỉ nghĩ bị viêm nhẹ và không để ý nhiều.
Bà Liễu không ngờ những vết loét miệng là dấu hiệu bệnh ung thư khoang miệng. |
Ai ngờ, một vài tuần trôi qua, bề mặt vết loét không lành mà còn ngày càng lớn hơn, gây khó chịu và đau khi ăn uống. Miệng cũng có mùi hôi. Hơn nữa trên má bà Liễu có cục u sưng to lên, sờ thấy cứng.
Dưới sự thúc giục nhiều lần của con trai, bà Liễu đã đến một bệnh viện ở Thâm Quyến để thăm khám. Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ đã làm sinh thiết khối u để tìm hiểu bệnh lý.
Một tuần sau, báo cáo bệnh lý được chẩn đoán là: Ung thư biểu mô tế bào vảy.
Giáo sư Đặng Vĩnh Cường giải thích với bà Liễu rằng nguyên nhân gây bệnh là do sự cọ xát lâu ngày của chân răng vào lợi. Ban đầu, vết loét là do phần sưng vỡ ra, khối u không thành hình. Nhưng giờ nó đã "chắc chân" và trở thành vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được điều trị nhanh chóng, khối u sẽ còn tiếp tục phát triển to lên nữa.
Để tránh khối u phát triển, trước tiên là cần loại bỏ các mô ung thư. Nỗi lo mới cho bà Liễu là sau khi phẫu thuật, sẽ để lại một "cái hố" trên mặt.
Sau nhiều cuộc thảo luận, nhóm các bác sĩ đã quyết định loại bỏ mô khối u sau đó dùng một vạt da lấy từ cổ của bà Liễu để "vá" lỗ hổng, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng cho khuôn mặt của bệnh nhân.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô ung thư cho bệnh nhân. |
Giáo sư Đặng Vĩnh Cường cho biết, các chân răng còn sót lại khi chữa trị răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư khoang miệng.
Thậm chí những người đeo giả không đúng cũng có thể trở thành nguồn gốc gây ung thư. Chẳng hạn, một số người cao tuổi đeo răng giả không đúng chuẩn, gây kích thích nướu lợi hay niêm mạc miệng trong thời gian dài, dễ gây loét và thậm chí là ung thư.
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư khoang miệng:
1. Hút thuốc và uống rượu lâu ngày
Nicotine là chất gây ung thư trong thuốc lá, và khoảng 75% bệnh nhân ung thư khoang miệng có liên quan đến hút thuốc;
Rượu cũng đóng vai trò là dung môi cho các chất gây ung thư, khiến các chất gây ung thư xâm nhập vào niêm mạc miệng.
2. Thói quen ăn trầu
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ mắc ung thư miệng cao có liên quan nhiều đến việc nhai trầu.
Trầu cau là tác nhân gây ung thư nguyên phát do chứa nhiều loại chất gây độc tế bào, nhiễm độc gen, gây đột biến qua hành động nhai trầu trong miệng.
3. Người răng xấu
Về mặt lâm sàng, có nhiều người bệnh nhân ung thư khoang miệng vì hỏng răng.
Người có hàm răng xấu có thể dễ mắc bệnh ung thư khoang miệng. |
Những chiếc răng hư, vỡ, chân răng hoặc răng còn sót lại trong khoang miệng nhiều năm. Các cạnh sắc của nó làm tổn thương lưỡi và niêm mạc miệng lâu ngày gây ra loét, nhiễm trùng và thậm chí ung thư.
4. Những người vệ sinh răng miệng kém
Hầu hết bệnh nhân bị ung thư miệng đều có vệ sinh kém, không chú ý đến việc đánh răng khiến cho thường bị viêm nha chu hay các bệnh răng miệng khác.
5. Loét lưỡi lâu ngày
Bệnh nhân bị loét miệng lâu dài không được chữa trị cần nên đặc biệt cẩn thận. Nếu bạn thấy trong khoang miệng có bất kì vết thương nào sau 2 tuần vẫn chưa lành thì đều cần thận trọng.
Còn nếu vết thương kéo dài đến 3 tuần thì cần nghĩ ngay đến ung thư khoang miệng và đi kiểm tra.
Bị loét trong miệng lâu ngày không khỏi là dấu hiệu của ung thư khoang miệng. |
Còn nếu vết thương vẫn không lành sau 4 tuần liên tiếp thì khả năng ung thư gần như chắc chắn và cần đi làm sinh thiết ngay để tiến hành chẩn đoán.
6. Ăn đồ quá nóng
Thực phẩm trên 70°C dễ gây bỏng ở niêm mạc miệng. Nếu miệng bị bỏng thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vết loét của niêm mạc miệng nặng thêm và khó lành.
Sự tăng sinh tế bào khi vỡ quá nhanh làm xác suất tăng trưởng tế bào đột biến gia tăng.
Do đó, cần phải tiến hành kiểm tra và điều trị răng miệng thường xuyên tại các cơ sở y tế nha khoa.
Nếu phát hiện trong miệng có nốt ban đỏ, ban trắng, nốt sần khác màu hay loét mạn tính lâu dài trong miệng, bạn nên cảnh giác và quan sát kỹ.
Ngoài những điều trên, để tránh xa căn bệnh ung thư khoang miệng, bạn cần giữ gìn để có hàm răng chắc khỏe.