Đừng vội vứt thực phẩm mốc

GD&TĐ - Sống chung với nấm mốc chưa bao giờ là một trải nghiệm thú vị bởi chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm dù mốc vẫn ăn được ngon lành.

Đừng vội vứt thực phẩm mốc

Trong sản xuất rượu vang, một loại mốc có tên gọi Botrytis Cinerea cũng được sử dụng khá phổ biến cho việc lên men một loại rượu vang như: rượu sauternes và trockenbeerenauslese.

Cụ thể, các quả nho sau khi thu hoạch được kích thích làm chín bằng mốc botrytis cinerea, những người sản xuất rượu vang sẽ phun loại mốc botrytis lên nho sau khi thu hoạch.

Cách làm này có tác dụng làm giảm lượng nước và tăng vị ngọt của nho, khiến cho rượu vang nhanh lên men và có hương vị đặc trưng thơm ngon hơn.

Giống như rau quả, những loại phô mai cứng thường khiến nấm mốc rất mất thời gian mới có thể tấn công được.

Vậy nên nếu thấy mốc ở những loại phô mai cứng như parmesan, gorgonzola thì bạn có thể yên tâm cắt bỏ phần bị mốc và sử dụng tiếp.

Tuy nhiên, với phô mai mềm thì không làm được như vậy. Những lát phô mai mềm hay kem phô mai khi đã mốc phải lập tức vứt đi ngay

Đối với hành tây cũng vậy, nếu chúng chỉ bị mốc lớp vỏ bên ngoài, bạn chỉ cần cắt bỏ những lớp mốc đó đi. Sau đó bạn vẫn có thể chế biến món ăn như bình thường. Trường hợp bị mốc quá nhiều, bạn hẵng nghĩ tới việc vứt bỏ.

Món mứt trái cây nào cũng có phần đường đặc sệt bên trên nên có thể bảo quản lâu. Khi bị mốc, bạn chỉ cần vớt bỏ phần bị mốc phía trên, rồi lại tiếp tục sử dụng. Bạn nên nhớ là phải vớt, cạo bỏ sạch phần bị mốc trước khi sử dụng lại.

Nếu bên ngoài bánh mì bị mốc trắng và có màu xanh bên ngoài, bạn đừng vội vứt chúng vào thùng rác. Bạn chỉ cần cắt bỏ vỏ bên ngoài, giữ lại ruột và nướng lại là có thể sử dụng được. Lúc đó vỏ ngoài bánh mì vẫn chưa bị mốc sâu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ