Theo thông tin từ Dailymail, sử dụng thuốc kháng sinh trên 15 ngày liên tiếp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
Các chuyên gia của trường Đại học Manchester đã tiền hành nghiên cứu tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, việc sử dụng kháng sinh trên 15 ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thu trực tràng lên 73%. Ngoài ra, những người trong độ tuổi 40 có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao hơn người trong độ tuổi 20 – 30.
Trong quá trình nghiên cứu, họ đã phát hiện ra sử dụng kháng sinh lâu dài sẽ làm phát triển các polyp đại tràng.
Polyp đại tràng không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Những polyp đại tràng ác tính có thể phát triển thành ung thư.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng
Với những căn bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, kháng sinh thường được kê đơn sử dụng trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, với những bệnh cần thời gian chữa trị lâu dài như bệnh lao phổi, mụn trứng cá, bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian tương đối dài.
Để kiểm tra mức độ nguy hiểm của việc dùng thuốc kháng sinh, các chuyên gia đã tiến hành phân tích dữ liệu từ hơn 16.000 phụ nữ trên 60 tuổi. Đó là những người đã dùng kháng sinh ít nhất 15 ngày trong khoảng từ 20 đến 39 tuổi, 40 tuổi và 59 tuổi.
Chỉ hai tháng sử dụng kháng sinh, những người trong khoảng từ 20 đến 39 tuổi làm nguy cơ mắc phát triển polyp đại tràng tăng 36%. Trong khi phụ nữ sử ở độ tuổi 40 hay 50 thì nguy cơ này cao hơn 69% so với người không dùng thuốc kháng sinh.
Ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột già là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ 2 ở nữ và hàng thứ 3 ở nam giới trên thế giới. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra các tai biến như dị ứng (trường hợp nặng là sốc phản vệ dẫn đến tử vong); loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa; nhiễm độc dẫn đến tình trạng phổ biến là hại gan, thận; nhiễm độc chọn lọc trên từng bộ phận cơ thể như điếc (streptomycin, gentamycin); đứt gân gót chân nhóm (quinolon); suy tủy dẫn đến tử vong (chloramphenicol); viêm nhiều dây thần kinh (rimifon); hỏng men răng (tetracyclin); mất bạch cầu hạt (sulfamid)...; nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc.
Hiện nay, trên thị trường tân dược nước ta có tới 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau (vì vậy nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, nhiều khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không thể trả lời ngay được).
Không những thế, nhiều tên thuốc còn được gọi khác nhau, mỗi loại thuốc lại được bào chế dưới nhiều dạng như tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng như thuốc viên (viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...), thuốc nước (nhũ dịch, xi-rô, dung dịch), thuốc gói, thuốc cốm; viên đặt âm đạo; thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc mỡ tra mắt, bôi ngoài; thuốc phun sương xịt mũi... Vì vậy, các loại thuốc này phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được sử dụng.