Dùng smartphone chống Covid-19: Quyền riêng tư có nguy cơ bị xâm hại

Dùng smartphone chống Covid-19: Quyền riêng tư có nguy cơ bị xâm hại

Một điểm nổi bật là khả năng sử dụng điện thoại thông minh để tìm ra những người đã tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Nhưng điều này liệu có thể được thực hiện mà không cần giám sát và truy cập sâu vào các thiết bị của người dân, nơi lưu trữ nhiều thông tin cá nhân không?

Các công ty có thể “ẩn danh” dữ liệu vị trí nhận được từ điện thoại thông minh bằng cách loại bỏ các định danh cá nhân. Sau đó, nó có thể được trình bày dưới dạng “tổng hợp” trong đó các điểm dữ liệu cá nhân và nhận dạng không thể truy cập được.

Dữ liệu vị trí của người dùng có thể đang được các nhà mạng di động sử dụng theo cách đó từ lâu để cung cấp thông tin lưu lượng truy cập cho các ứng dụng bản đồ. Và đó là thông tin mà Ủy ban châu Âu đã yêu cầu từ các nhà mạng di động, qua đó có thể xác định vị trí của người dùng bằng cách đo cường độ tín hiệu điện thoại từ nhiều hơn một tháp mạng.

Trên thực tế, các nhà mạng di động đã cung cấp dữ liệu đó cho các nhà nghiên cứu y tế ở cả Pháp và Đức. Google, tập đoàn thu thập được lượng lớn dữ liệu từ người dùng qua vô số dịch vụ của mình, có kế hoạch công bố thông tin về chuyển động của mọi người để giúp các chính phủ đánh giá hiệu quả của các biện pháp cách ly xã hội.

Cụ thể, nó sẽ hiển thị điểm phần trăm tăng và giảm trong các lần truy cập vào các vị trí như công viên, cửa hàng và nơi làm việc. Nhưng để có được dữ liệu thực tế như những người mà bệnh nhân Covid-19 đã tiếp xúc, họ cần phải khai thác sâu hơn vào dữ liệu cá nhân.

Tuy nhiên, có thể còn những cách khác. Singapore tiên phong một phương pháp sử dụng Bluetooth. Đây là công nghệ cho phép mọi người kết nối tai nghe không dây hoặc với điện thoại thông minh của họ. Đây là tính năng của Bluetooth mà ứng dụng TraceTogether của Singapore khai thác. 

Điện thoại của những người đã tải xuống ứng dụng và mặc định để Bluetooth bật sẽ bắt đầu đăng ký mã từ tất cả những người cũng có ứng dụng trên điện thoại của họ và nằm trong phạm vi.

Ứng dụng của Singapore được thiết kế để giảm bớt những lo ngại về quyền riêng tư. Thứ nhất, việc sử dụng ứng dụng là hoàn toàn tự nguyện. Thứ hai, ứng dụng đó không theo dõi vị trí của bạn, thay vào đó, chỉ thu thập mã từ điện thoại của những người mà bạn tiếp xúc tương đối gần. Thông tin đó chỉ được tải lên cho bên vận hành ứng dụng khi người dùng tuyên bố rằng, bản thân họ đã nhiễm Covid-19.

Sau đó, ứng dụng TraceTogether sẽ khớp mã số (không thể nhận dạng thông tin nào ngoại trừ nhà điều hành hệ thống) với số điện thoại của chủ sở hữu và sau đó nhắn tin cho chủ thuê bao rằng họ đã tiếp xúc với người mắc Covid-19.

Các phương pháp khác để có được thông tin thiết thực là sử dụng dữ liệu vị trí của người dùng điện thoại. Đây là phương pháp được Israel lựa chọn. 

Cơ quan an ninh nội bộ Shin Bet chịu trách nhiệm lấy dữ liệu từ các nhà mạng điện thoại di động và họ có quyền truy cập vào dữ liệu về sự di chuyển của mọi người trong khoảng thời gian hai tuần để giúp theo dõi những người có nguy cơ nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, Shin Bet không có quyền truy cập vào điện thoại của mọi người.

Mặc dù vậy, các nhóm bảo vệ quyền riêng tư chắc chắn sẽ không tán thành, dù họ không phản đối việc sử dụng công nghệ để giúp chống lại cơn khủng hoảng. 

Họ cảnh báo rằng: “Sự gia tăng quyền hạn giám sát kỹ thuật số của nhà nước, như có quyền truy cập vào dữ liệu vị trí của điện thoại di động, đe dọa quyền riêng tư, tự do ngôn luận và tự do lập hội theo cách có thể vi phạm quyền và làm giảm niềm tin vào các cơ quan công quyền”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.