Dùng phim "nhử" con đọc sách

Phương pháp của chị là đọc sách cho con nghe từng chương, sau đó xem phim tới đoạn truyện vừa đọc. Xem đến đâu, chị phân tích đến đó, để bé cảm thụ và ghi nhớ tốt hơn.

Dùng phim "nhử" con đọc sách

Mới học lớp Ba, nhưng kệ sách của Nhã Quân đã chật kín. Hầu như tất cả đều là sách chữ, rất hiếm truyện tranh. Nhã Quân còn xem phim tiếng Anh khá tốt mà không cần phụ đề. Để tập cho con có được khả năng này, chị Lưu Thị Kim Quyên (P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã áp dụng phương pháp khá độc đáo.

Hẹn chị Quyên tại một quán cà phê, từ xa, tôi đã thấy con gái Nhã Quân của chị ngồi khoanh chân trên chiếc ghế sofa to kềnh, lưng tựa vào ghế, chăm chú đọc quyển Harry Potter dày cộp. Chị Quyên có thói quen đọc sách mỗi tối và đó chính là hình ảnh đầu tiên Nhã Quân thấy để làm quen với việc đọc sách.

Dung phim

Không giống số đông những bà mẹ khác, chị Quyên không khuyến khích con đọc truyện tranh. Chị chỉ mua vài cuốn truyện cổ tích hoặc các mẩu truyện gần gũi với cuộc sống hằng ngày để dạy về nhân sinh quan cho con.

Ba tiêu chí chị đặt ra khi chọn sách cho con là phù hợp độ tuổi, ý nghĩa và nhất thiết truyện đã được chuyển thể thành phim - đa phần là những truyện kinh điển, đã đi vào tủ sách văn học của nhân loại như Không gia đình, Tiếng gọi nơi hoang dã, Công chúa nhỏ, Đảo giấu vàng, Hoàng tử bé...

Những trang sách đầu tiên với toàn chữ là chữ không khỏi khiến Nhã Quân ngán ngẩm, mất tập trung. Chị động viên con bằng giọng phân tích ngọt ngào: “Những cuốn truyện này phải rất đặc biệt thì mới được dựng thành phim đó con”. Phương pháp của chị là đọc sách cho con nghe từng chương, sau đó xem phim tới đoạn truyện vừa đọc. Xem đến đâu, chị phân tích đến đó, để bé cảm thụ và ghi nhớ tốt hơn.

Thời gian đầu, bé chưa quen với việc ngồi một chỗ lắng nghe; chị đổi sang cách đọc lướt - đọc những đoạn chính của từng chương rồi sau đó mở phim cho bé xem. Mẹ vất vả đủ kiểu để bé tập trung, dần dần Nhã Quân cũng “bắt nhịp” và hợp tác.

Khi Nhã Quân biết đọc chữ, lại gặp chút trở ngại với những câu chuyện được chuyển thể thành phim nhưng chưa có lời dịch. Chị Quyên khuyến khích con vẫn làm theo phương pháp cũ vì chị nhận ra đây là cách hay để tập cho con tính kiên nhẫn, sự tập trung và biết suy nghĩ khi đọc sách.

Nhờ vậy, dù xem phim tiếng Anh, Nhã Quân vẫn có thể hiểu nội dung phim. Cũng nhờ cách học này mà tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ thứ hai của Nhã Quân. Vợ chồng chị Quyên cũng nói tiếng Anh khá tốt nên Nhã Quân có môi trường để học tập và thực hành.

Không ít người ngưỡng mộ cách dạy con nhẹ nhàng mà hiệu quả của chị Quyên. Chị dí dỏm: “Trẻ con mà, học ít thôi”. Đôi lúc chị cũng “thả lơi” con, bởi chị không muốn ép con học những môn bé không thích. Thậm chí chị hiếm khi giao bài tập cho con làm thêm ở nhà. Chị chỉ gợi mở và tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với môn học. Nếu con thích, chị sẽ cùng con học, nhưng luôn với tiêu chí vừa học vừa chơi.

Theo Phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.