Thành phần dinh dưỡng có trong 100g hành tây:
- Năng lượng: 40 Kcal
- Carbohydrate: 9,34 g
- Chất đạm: 1,10 g
- Tổng số chất béo: 0,10 g
- Cholesterol: 0 mg
- Chất xơ: 1,7 g
- Axit Folic: 19 mcg
- Niacin: 0,16 mg
- Axit pantothenic: 0,125 mg
- Pyridoxin: 0,20 mg
- Riboflavin: 0,027 mg
- Thiamin: 0,046 mg
- Vitamin A: 2 IU
- Vitamin C: 7,4 mg
- Vitamin E: 0,02 mg
- Natri: 4 mg
- Kali: 146 mg
- Canxi: 23 mg
- Đồng: 0,039 mg
- Sắt: 0,021 mg
- Magie: 10 mg
- Mangan: 0,125 mg
- Phốt Pho: 29 mg
- Kẽm: 0,17 mg
Phương pháp chế biến nước hành tây
Chuẩn bị một củ hành tây, sau đó rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ cho vào một cái bát. Đặt bát hành tây vào nồi nước để hấp và hấp trong khoảng nửa giờ. Sau đó sử dụng nước hành tây đã hấp, vứt bỏ phần bã hành, nên sử dụng nước hành tây vào buổi tối. Một củ hành tây sau khi hấp, thành quả thu về khoảng 60ml nước.
Phương pháp này vô cùng đơn giản, hơn nữa những người không thích vị cay của hành cũng không cần lo lắng, bởi vì nước hành tây sau khi hấp sẽ có vị ngọt dễ uống. Mặc dù chế biến đơn giản nhưng hiệu quả sức khỏe vô cùng lớn.
Mỗi ngày uống một cốc hành tây, cơ thể sẽ nhận được 5 lợi ích dưới đây:
1. Ngăn ngừa ung thư
Mọi người đều biết rằng selen là chất chống oxy hóa tốt và các tế bào ung thư rất nhạy cảm với oxy. Uống nước hành tây thường có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và ức chế tế bào ung thư phát triển.
2. Điều trị cảm lạnh
Vào mùa thu và mùa đông, sức đề kháng của người già và trẻ em tương đối kém, vì vậy vào thời điểm này thường bị cảm lạnh và ho, đặc biệt là ho vào ban đêm sẽ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lúc này, vào buổi tối mỗi ngày cho trẻ uống một bát nước hành tây rất có hiệu quả.
Vì hành tây rất giàu allicin, chất này có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm cao, có thể chống lại vi-rút cúm, rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, ho, và hương vị của nước hành tây trẻ em cũng dễ uống.
3. Tốt cho da, tóc
Nếu bạn có biểu hiện rụng tóc nhiều hơn hoặc tóc bạc sớm hãy tận dụng ngay công dụng tốt từ hành tây. Bạn có thể trộn nước ép hành tây với sữa chua, sau đó xoa đều trên tóc, để trong nửa giờ có thể giúp tóc chắc khỏe và làm sạch da đầu của bạn.
Các dưỡng chất có trong hành tây được kiểm chứng có tác dụng vệ sinh diệt khuẩn, nuôi dưỡng và bảo vệ tóc, da đầu, ngăn rụng tóc, giữ tóc được xanh trẻ lâu hơn.
4. Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Thiếu máu là do thiếu sắt có thể khiến người suy nhược trầm trọng. Có nhiều loại thuốc thông thường khác nhau giúp cân bằng và duy trì nồng độ hemoglobin trong cơ thể chúng ta.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hành tây như một phương thuốc hiệu nghiệm bởi nó chứa 0,2 mg sắt trên 100 g và một lượng axit folic dồi dào.
Axit folic là một chất giúp hấp thụ sắt tốt hơn, thường được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.
5. Hỗ trợ tốt cho tiêu hóa
Lợi ích tiêu hóa của hành tây được cho là nhờ chất inulin, một chất xơ có trong các loại rau (hành tây thực chất là một loại rau). Inulin hoạt động như một nguồn thực phẩm cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Tiêu thụ chất xơ này giúp cơ thể bạn duy trì mức độ tốt của vi khuẩn có lợi, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Một chất xơ hòa tan khác có trong hành tây là oligofroza (một nhóm phụ của inulin), được đánh giá là ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy hữu hiệu. Trong khi đó, chất phytochemical trong hành tây có thể làm giảm nguy cơ loét dạ dày.
Những ai không nên dùng hành tây
Hành tây có nhiều công dụng tốt như vậy nhưng với một số người nó dường như không thích hợp khi có thể gây ra những biểu hiện không tốt.
Với những ai mắc sẵn các chứng bệnh về da, mắt hay dạ dày thì không nên sử dụng hành tây ở mọi hình thức.
Hành tây có một số tác dụng không tốt đối với sức khỏe như sau:
- Gây đầy bụng, ợ hơi: Lượng carbohydrate trong hành tây có thể gây ra chứng đầy hơi khiến một số người cảm thấy đầy bụng, tức chướng khó chịu khi ăn sống. Nó còn gây ợ nóng ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày. Tốt hơn hết là bạn nên làm chín hoặc không ăn.
- Giảm tác dụng thuốc làm loãng máu: Trong hành tây chứa lượng vitamin K cao có thể làm giảm chức năng làm loãng máu ở một số người đang dùng thuốc điều trị.
- Dị ứng, phát ban: Biểu hiện ngoài da này không phải hiếm gặp khi một số người sau khi ăn hành tây có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa da tay, phát ban toàn thân.