“Đừng chôn cháu!”

Thế giới một lần nữa chấn động sau khi mạng xã hội chia sẻ clip bé trai 6 tuổi, tên Fareed Shawky người Yemen, nước mắt ròng ròng khẩn thiết cầu xin các bác sĩ: “Đừng chôn cháu!”, sau khi trúng đạn tên lửa từ cuộc tấn công của lực lượng chống đối Houthi ở Yemen. Dù đã nỗ lực hết sức nhằm giành giật sự sống cho Shawky, nhưng các bác sĩ lực bất tòng tâm.

“Đừng chôn cháu!”
“Đừng chôn cháu!” ảnh 1

Cùng thời điểm, ở một góc khác của địa cầu là cuộc gặp mặt đẫm nước mắt của 393 người thuộc các gia đình ly tán phía Hàn Quốc với 96 người thân sống tại Triều Tiên. Phần lớn trong số những người đó đều ở tuổi từ 70 – 90.

Từ năm 2000 đến nay đã có hơn 20 cuộc đoàn tụ như thế này. Tất cả những người từng một lần đoàn tụ với người thân không thể biết có còn cơ hội tái ngộ hay không, khi nhiều người trong số này tuổi đã cao. 

Chưa kể hàng vạn người khác ở hai miền Nam – Bắc đến khi “nhắm mắt xuôi tay” vẫn chưa thể thực hiện ước nguyện đoàn tụ cuối cuộc đời.

Hai hình ảnh, hai độ tuổi đối lập, hoàn cảnh và môi trường khác nhau, nhưng đều phản ánh một sự thật, là sự khắc nghiệt của chiến tranh.

Bé Shawky chỉ là một trong số 4.500 người dân Yemen bị cướp đi sinh mạng quý giá của mình chỉ trong 1 năm, thời điểm đất nước Yemen nghèo khó rơi vào tình trạng hỗn loạn do phiến quân Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa.

Liên quân các quốc gia Hồi giáo Trung Đông chống Houthi sau đó tiến hành các cuộc không kích Yemen nhằm yểm trợ cho lực lượng trung thành với Tổng thống Mansour Hadi tái chiếm những vùng đất đã mất.

Giao tranh vẫn diễn ra, nhưng thường dân vô tội ở Yemen mới chính là những nạn nhân phải trả giá đắt nhất - bằng chính sinh mạng - khi bị kẹt giữa hai làn đạn. Dù cuộc xung đột mới diễn ra 6 tháng, nhưng cậu bé 6 tuổi này đã nhận ra một sự thật cay đắng: Người chết sẽ bị đem chôn.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn “Ký ức chân thật và cay đắng”, nữ nhà văn Svetlana Alexievich (Belarus), người đoạt giải Nobel Văn chương 2015, từng chia sẻ: 

“Chúng tôi tự mình phải thấu hiểu Tổ quốc mình, nỗi đau khổ đã xuyên suốt từng mái ấm, nỗi khiếp hãi đã ẩn nấp trong mỗi một con người… 

Hòa bình là vĩ đại, bởi con đường dẫn đến đấy phải kinh qua cả một tấn bi kịch của con người trong từng phút giây”. Nếu coi vấn đề của hàng vạn người dân hai miền Triều Tiên, hay với bé Shawky là những tấn bi kịch, thì có vẻ như, hòa bình chưa thể sớm “gõ cửa” những quốc gia này.

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.