Dừng bước tha hương, nuôi lợn an toàn thu tiền tỷ

Từ 2 bàn tay trắng, chỉ với vốn kiến thức kỹ thuật và niềm đam mê vượt khó làm giàu, nay anh Phạm Văn Chính - Hội viên Chi hội Nông dân xóm 7 (xã Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình) đã có cơ ngơi chăn nuôi lợn an toàn trị giá hàng tỷ đồng.

Dừng bước tha hương, nuôi lợn an toàn thu tiền tỷ

Cái duyên với nông nghiệp

Dung buoc tha huong, nuoi lon an toan thu tien ty - Anh 1

Anh Phạm Văn Chính chăm sóc, theo dõi đàn lợn thịt. Ảnh: Lê Bích

Như Hòa là một trong những xã thuần nông của Kim Sơn. Như nhiều hộ khác, gia đình anh Chính quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng thu nhập vẫn bấp bênh, thiếu thốn.

Tốt nghiệp cao đẳng ngành chăn nuôi năm 1999, ra trường anh Chính không xin được việc, gia đình lại đang cần người chèo chống kinh tế nên anh đành cất tấm bằng vào tủ, lao vào kiếm kế sinh nhai khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Năm 2016, trang trại vinh dự được đón đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Đinh Văn Điến - Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đến thăm. Cũng trong năm 2016, anh Chính nhận bằng khen “Nông dân điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh Ninh Bình” do UBND tỉnh trao tặng.

Sau nhiều năm tha hương, năm 2005, anh Chính trở về quê với số vốn lận lưng nho nhỏ. “Lúc ấy, Hội ND xã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, tôi xin tham gia và xác định sẽ gắn đời mình với nghiệp chăn nuôi, sử dụng những kiến thức, kỹ thuật đã được học trong nhà trường…” - Anh Chính kể.

Anh Chính nhớ lại: “Ban đầu vốn liếng khó khăn, mặt bằng lại chật hẹp. Khu chuồng nuôi lợn chỉ có 70m2 nên tôi đành nuôi theo kiểu truyền thống, thu nhập cũng chỉ ở mức “tằng tằng”, đủ ăn tiêu.

Về sau, tôi xác định phải có khu chăn nuôi riêng, cách xa khu dân cư nên xin nhận thầu đồng chiêm trũng để phát triển trang trại đa canh...”.

Nhận được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền, năm 2011, vợ chồng anh dốc sức, vốn liếng xây dựng trang trại đa canh ở khu cánh đồng chiêm trũng.

Anh Chính chia sẻ: "Hội ND rất quan tâm tới mô hình của tôi. Hội đã cho tôi vay 50 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân để thêm vốn đầu tư ban đầu…”.

Trang trại chăn nuôi lợn thịt xuất phát điểm chỉ có 70m2, sau khi mở rộng đã nuôi 30 con lợn nái, 60 con lợn thịt. Năm đầu tiên chăn nuôi tại cơ sở mới, anh Chính có doanh thu gần 1 tỷ đồng.

Hiện nay, trang trại đa canh của anh Chính đã được mở rộng lên 1,3ha, bao gồm hệ thống chuồng trại nuôi hàng nghìn con lợn/năm và hệ thống ao nuôi cá, vườn trồng cây ăn quả, rau màu…

Trở thành giám đốc doanh nghiệp

Anh Chính nuôi lợn theo hướng an toàn, chuồng trại lắp điều hòa nhiệt độ, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Cùng với sự tư vấn, hỗ trợ của Hội ND tỉnh Ninh Bình, năm 2014, anh Trần Văn Chính đã thành lập Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Đức Chính.

Doanh nghiệp chuyên chăn nuôi lợn an toàn, nhận bao tiêu lợn thịt và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân chăn nuôi trong vùng. Hiện, trang trại của anh Chính nuôi 7 con lợn đực giống F1 siêu nạc, 210 con lợn nái, 800 con lợn thịt, thả cá và trồng hoa, rau màu. Anh Chính cho biết, 3 năm nay, sau khi trừ chi phí, trang trại có lãi hơn 2 tỷ đồng, trong đó phần lớn đến từ chăn nuôi lợn.

Là người có uy tín ở địa phương, anh Chính chủ động, tích cực trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi cho nhiều hộ gia đình cùng chăn nuôi lợn.

Anh đã giúp vốn cho 11 hộ hội viên, trong đó cho 8 hộ vay vốn không lấy lãi với tổng số tiền 450 triệu đồng. Anh cũng ủng hộ hàng chục triệu đồng góp phần xây dựng nguồn lực của tổ chức Hội Nông dân. Trang trại của anh Chính đang tạo việc làm ổn định cho 12 lao động với mức lương bình quân từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.