Đưa Luật an ninh mạng vào trường học là rất cần thiết

GD&TĐ - Việc bùng nổ công nghệ thông tin, sống trong thời đại số hiện nay thì việc sử dụng CNTT, internet phục vụ nhu cầu cuộc sống là rất cần thiết, thậm chí là không thể thiếu đối với thế hệ trẻ, trong đó có trẻ em.

Đưa Luật an ninh mạng vào trường học là rất cần thiết

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, ưu thế vượt trội mà công nghệ thông tin mang lại thì đi liền đó là các hạn chế, tiêu cực ảnh hưởng rất lớn gây nguy hại đối với người dùng, nhất là đối với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên.

Việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 46 quy định về nội dung chương trình phổ thông trung học, trong đó có nội dung về an ninh mạng được đông đảo người dân quan tâm, đồng tình ủng hộ. Bởi vì, việc đưa đưa an ninh mạng vào trường học có những ưu điểm nổi bật có tác dụng phòng ngừa, hạn chế tác động tiêu cực của internet sau đây:

Trước hết, nhằm bảo vệ trẻ em, học sinh trước thông tin xấu độc, nguy hại, dễ bị dụ dỗ dẫn đến tự làm hại đến bản thân hoặc sa ngã vào con đường vi phạm pháp luật, tội phạm. Bởi các lỗi, vi phạm trên không gian mạng tuy đã có quy định cụ thể nhưng đa phần học sinh chưa nhận thức đúng sai để điều chỉnh hành vi của mình hoặc không biết tự kiềm chế nên “a dua” theo đám đông. Từ đó, góp phần ngăn ngừa hiệu quả các trào lưu, trò chơi nguy hiểm trên mạng mà không lường được hậu quả.

Thứ hai, để giáo dục nâng cao kiến thức về internet, môi trường mạng xã hội cho học sinh từ đó trang bị kiến thức, kỹ năng để tự phòng tránh, miễn nhiễm với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, cá độ, hình ảnh bạo lực, khiêu dâm, thậm chí tham gia các nhóm chính trị phản động, lệch lạc trái quy định được cố ý lồng ghép, hiển thị trong các phần mềm game, phim ảnh... Đặc biệt là phòng tránh nguy cơ trẻ em bị gạ gẫm, lộ thông tin cá nhân dẫn đến bị xâm hại tình dục, bị bắt nạt qua mạng, trở thành nạn nhân buôn bán người...

Thứ ba, thông qua vấn đề an ninh mạng còn nhằm giáo dục năng lực số trong khung năng lực số của UNESCO như năng lực sử dụng thiết bị số, năng lực xử lý thông tin trong môi trường số, năng lực giao tiếp trong môi trường số, an toàn trong quá trình làm việc, học tập trong môi trường số và cách giải quyết vấn đề khi có sự cố, định hướng nghề nghiệp trong môi trường số. Điều này giúp học sinh Việt Nam có kỹ năng tốt hơn khi giao tiếp, xử lý thông tin trên môi trường mạng để học tập, mở rộng tầm hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế...

Việc trang bị kiến thức về an ninh mạng cho học sinh còn giúp các em học tập, vui chơi, giải trí một cách lành mạnh, an toàn từ đó cải thiện môi trường sư phạm, nhất là hiện nay ngành giáo dục cho phép học sinh được sử dụng điện thoại phục vụ cho việc học tập tại trường.

Hiện nhiều người dùng mạng xã hội, nhất là học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí đến mức có thể xử lý hình sự, nhưng họ chưa biết đó là hành vi sai trái. Do đó, việc đưa kiến thức về an ninh mạng như Luật an ninh mạng vào giảng dạy tại các trường học, cấp học là rất cần thiết, cấp bách.

Điều này không những góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân mà còn bảo vệ người dùng trước nguy cơ bị lợi dụng, xâm hại. Từ đó, tiến đến hạn chế, triệt tiêu những tác hại xấu khi trẻ em sử dụng internet để vui chơi, giải trí, học tập giúp trẻ phát triển toàn diện, phục vụ nhu cầu đời sống của các em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.