Dưa khoai

GD&TĐ - Những ngày nóng nực, nhìn vào mâm cơm có đủ canh, cá, thịt… mà lại thiếu món dưa khoai thì bỗng thấy… khó mà ngon được!

Dưa khoai

Vội chạy ra đầu ngõ, nơi có bà cụ bán dưa chiều nào cũng ngồi đó.

Dưa khoai quê nhà, làm từ khoai khôn - một loại khoai nước có một chấm tròn đỏ giữa lá được trồng rất cẩn thận để phân biệt với khoai dại ngứa mọc đầy ngoài bờ sông, bờ ruộng.

Muối dưa khoai không dễ, đó là cả sự tỉ mỉ, nhẫn nại. Dọc khoai phải chọn loại bánh tẻ, rửa sạch, chẻ nhỏ, cắt ngắn từng cộng bóp với muối, sau đó đem phơi nắng héo rồi muối cùng nước vo gạo trong hũ sành.

Khoảng 3 - 4 ngày sau dưa sẽ ngả sang màu vàng nâu, dậy mùi chua là ăn được. Khi ăn có thể rắc thêm lá chanh, một chút riềng xay. Loại dưa này không mấy phổ biến như các loại dưa khác vì khá kén người ăn, người làm, nhưng ai đã quen là nghiện cái vị chua chua hơi ngòn ngọt, dai dai của nó.

dua khoai (3).jpg
dua khoai (4).jpg
dua khoai (5).jpg
dua khoai (1).jpg

Nơi đầu ngõ mát rượi gió đưa hương sen thoang thoảng, dáng bà cụ bán dưa khoai lưng đã còng theo năm tháng. Giờ chỉ có cụ tỉ mẩn muối, mà bữa nào đến chậm là hết, đành ngậm ngùi tiếc nuối. Cụ bảo, cụ mưu sinh bằng nghề này từ khi còn con gái…

Dưa đong bằng bát, chẳng lúc nào vơi. Nếu hoàng hôn đã buông thì còn bao nhiêu cụ cũng vun đầy ngọn: “Cho cháu đấy, để tủ lạnh mà ăn dần nhé!”. Rồi cụ thong thả trở về, mái tóc bạc trắng bay bay theo gió chiều…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.