Dự thảo định mức giảm giờ dạy với giáo viên kiêm nhiệm

GD&TĐ - Dự thảo Thông tư quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định rõ định mức giờ dạy với giáo viên kiêm nhiệm.

Dự thảo định mức giảm giờ dạy với giáo viên kiêm nhiệm

Theo đó, ngoài những vị trí việc làm do giáo viên kiêm nhiệm đã được hưởng định mức giảm tiết dạy tại các văn bản của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành, các vị trí việc làm kiêm nhiệm sau đây được hưởng định mức giảm giờ dạy như sau:

Giáo viên làm phụ trách điểm trường: Những điểm trường lẻ có từ 3 lớp trở lên được bố trí 1 giáo viên tại chỗ kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường và được giảm định mức tiết dạy là 3 tiết trên tuần.

Giáo viên làm công tác giáo vụ: Những trường không được bố trí nhân viên chuyên trách làm công tác giáo vụ thì được bố trí giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ. Trường có từ có từ 28 lớp trở lên được sử dụng 8 tiết trên tuần, trường có từ 27 lớp trở xuống được sử dụng 4 tiết trên tuần.

Giáo viên làm công tác tư vấn học sinh: Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên được sử dụng 6 tiết trên tuần, trường có từ 27 lớp trở xuống được sử dụng 3 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh. Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên được sử dụng 8 tiết trên tuần, trường có từ 27 lớp trở xuống được sử dụng 4 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh.

Dự thảo cũng quy định định mức nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Cụ thể, trường phổ thông dành cho người tàn tật, khuyết tật: Đối với học sinh khuyết tật trí tuệ: Cứ 10 học sinh được bố trí một người làm nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Đối với học sinh khuyết tật dạng khiếm thị, khiếm thính: Cứ 30 học sinh được bố trí một người.

Đối với các trường phổ thông có học sinh khuyết tật học hòa nhập : Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 15 học sinh khuyết tật thì có thể hợp đồng 1 người; trường có từ 15 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể hợp đồng tối đa 2 người.

Về lao động hợp đồng như tạp vụ, nấu ăn, bảo vệ, dự thảo quy định định m ức như sau:

Tạp vụ: Căn cứ vào điều kiện kinh phí và quy mô lớp, học sinh; nhà trường có thể ký hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 2 người.

Nấu ăn: Các trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú thì được hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn. Nếu tổ chức ăn 2 bữa trong ngày thì cứ 35 học sinh được ký 1 hợp đồng lao động; nếu tổ chức ăn 1 bữa trong ngày thì cứ 70 học sinh được ký 1 hợp đồng lao động.

Bảo vệ: Căn cứ các điều kiện cụ thể, mỗi trường được ký hợp đồng lao động tối đa 4 người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.