Dự án hydro mới của Nhật Bản gây tranh cãi

GD&TĐ - Thời hạn vào năm 2050, để đạt trạng thái trung hòa carbon mới của Nhật Bản đã thu hút sự chú ý vào các nỗ lực tìm kiếm lựa chọn nhiên liệu mới xanh hơn bao gồm cả một dự án hydro lỏng gây tranh cãi.

Lễ hạ thủy Suiso Frontier, tàu vận chuyển hydro lỏng đầu tiên trên thế giới.
Lễ hạ thủy Suiso Frontier, tàu vận chuyển hydro lỏng đầu tiên trên thế giới.

Chuỗi cung ứng năng lượng hydro (HESC) là một dự án giữa Nhật Bản và Australia, nó nhằm sản xuất nguồn nhiên liệu dồi dào, giá cả vừa phải  cho Nhật Bản.

Nhật Bản có ít tài nguyên nhiên liệu hóa thạch và phụ thuộc chủ yếu vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu, than đá và năng lượng hạt nhân, vốn đã bị hạn chế kể từ sau thảm họa Fukushima.

Đất nước nhiều núi, chịu nhiều thiên tai như Nhật Bản đang phải vật lộn để tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo và do đó đang nghiên cứu nhiều loại nhiên liệu thay thế. Họ đã đầu tư rất nhiều vào hydro, loại khí chỉ tạo ra hơi nước và không có carbon dioxide khi bị cháy.

Nhật Bản hiện đang sản xuất hydro trong nước, ở dạng lỏng và khí nén, phần lớn từ khí tự nhiên và dầu. Họ sử dụng nó trong các pin nhiên liệu vi mô cho các tòa nhà dân cư, nhà máy điện thử nghiệm và một số loại xe, nhưng việc sản xuất trong nước vẫn còn hạn chế và tốn kém.

HESC là một thử nghiệm để xem liệu Nhật Bản có thể thiết lập nguồn cung cấp hydro lỏng bền vững từ Australia, được đốt cháy để tạo ra điện hay không. Hydro sẽ được sản xuất và hóa lỏng ở bang Victoria, nơi nó sẽ được chiết xuất từ ​​một loại than được gọi là than nâu.

Than nâu hiện đang thiếu một thị trường hiệu quả, khiến nó trở thành một giải pháp thay thế tiềm năng, rẻ hơn cho việc sản xuất hydro trong nước cho Nhật Bản, bất chấp chi phí bổ sung để đưa nó qua quãng đường biển 9.000 km.

Giai đoạn thử nghiệm của dự án, được tài trợ một phần bởi chính quyền Nhật Bản và Australia, đã nhận được vốn đầu tư khoảng 350 triệu USD.

Theo kế hoạch, từ năm 2021, địa điểm trên một hòn đảo nhân tạo gần Kobe ở phía tây Nhật Bản sẽ trở thành ga cuối của con tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế để vận chuyển hydro lỏng, một con tàu do Nhật Bản chế tạo có tên Suiso Frontier.

Nếu các cuộc thử nghiệm thành công vào năm 2022 hoặc 2023, dự án sẽ được gia hạn và sẽ đi vào giai đoạn thương mại sau năm 2030. Nhưng để được vận chuyển bằng đường biển dưới dạng chất lỏng, hydro cần được làm lạnh đến -253 độ C (-423,4 độ F) - một quá trình tốn kém và sử dụng nhiều năng lượng.

Mức độ xanh của Hydrogen phụ thuộc phần lớn vào cách nó được sản xuất. Nguyên liệu Hydro có thể được sản xuất bằng cách điện phân nước, sử dụng điện năng thu được từ năng lượng tái tạo.

Nhưng mỗi tấn hydro sản xuất từ ​​than đá thải ra 20 tấn carbon dioxide, nhiều hơn gấp đôi lượng khí thải CO2 được tạo ra khi hydro được sản xuất từ ​​khí tự nhiên.

Những người ủng hộ HESC khẳng định nó có thể phù hợp với môi trường - nếu không thể sản xuất từ nguồn tái tạo - thông qua các chương trình thu giữ carbon.

Một sáng kiến ​​của Australia, được gọi là CarbonNet, sẽ chôn vùi ​​lượng CO2 thu được dưới đáy biển gần Victoria. Đối với những người ủng hộ HESC như Motohiko Nishimura của tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki, thời hạn trung hòa carbon vào năm 2050 của Nhật Bản “sẽ có tác động tích cực lớn” đến dự án.

Nhưng không phải tất cả mọi người trong ngành công nghiệp Nhật Bản đều bị thuyết phục. Shigeru Muraki, giám đốc điều hành tại Tokyo Gas chia sẻ về dự án HESC: “Ngay cả với các phương pháp thu giữ và lưu trữ carbon, nó không thể được coi là hydro xanh.

Nhà môi trường Nicholas Aberle, từ nhóm vận động Môi trường Victoria, vô cùng nghi ngờ về dự án và ông cho rằng, sản xuất hydro quy mô thương mại từ than đá mà không thu giữ carbon sẽ là “sự phá hoại lớn đến khí hậu”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.