Đồng Tháp: Trên 500 giáo viên cốt cán được bồi dưỡng về chương trình mới

GD&TĐ - Theo Quyết định số 918/QĐ-SGDĐT về việc cử thành viên tham gia bồi dưỡng giáo viên cốt cán thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Đồng Tháp có 520 giáo viên cốt cán từ 12 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đến thành phố Cần Thơ tham dự.

Đại diện nhóm giáo viên cốt cán trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Đại diện nhóm giáo viên cốt cán trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

Chương trình tập huấn - bồi dưỡng do Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh thực hiện chia ra 2 đợt học, đợt 1 từ ngày 28/10/2019 đến 30/10/2019 và đợt 2 từ ngày 31/10/2019 đến 02/11/2019.

Cùng với Đồng Tháp còn có giáo viên cốt cán của 9 tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long.

Giáo viên cốt cán Đồng Tháp tham gia tập huấn được phân chia thành nhiều lớp học: Tiếng Việt, Toán, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Giáo dục Thể chất, Tin học và Công nghệ. Mỗi lớp học giáo viên được bồi dưỡng chuyên sâu hơn về quan điểm chỉ đạo, quan điểm thực hiện những nội dung đặc thù của từng môn học.

Trước khi được tập huấn trực tiếp 3 ngày tại Cần Thơ, các giáo viên cốt cán được học trực tuyến 5 ngày. Trong 5 ngày này, giáo viên được tìm hiểu về chương trình tổng thể, được hiều biết qua mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn của từng môn học. Sau đó, giáo viên tiếp tục được tham gia học trực tuyến 7 ngày để hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình lớp tập huấn.

Giáo viên cốt cán tham gia hoạt động nhóm trong lớp học.

Giáo viên cốt cán tham gia hoạt động nhóm trong lớp học.

Tại mỗi lớp học, tất cả giáo viên cốt cán được tham gia đầy đủ các hoạt động tương tác rất tích cực. Đặc biệt hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn phải thực hiện lúc nào và làm sao để học sinh được phát triển năng lực phẩm chất năng lực của học sinh thông qua mỗi tiết học.

Thầy Phan Song Đại Ân - giáo viên cốt cán Trường Tiểu học Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc - tham gia lớp Toán tiểu học cho biết: "Được tham gia lớp học, tôi mở mang rất nhiều. Lớp học đã tháo gỡ tất cả những khó khăn, vướng mắc khi tìm hiểu trực tuyến 5 ngày tại địa phương. Tôi rất vui mừng vì từng hoạt động cụ thể khi giảng dạy tôi đã thông suốt, am tường hơn".

Sau đợt tập huấn lần, những kiến thức thầy cô thu nhận được, những cách làm mà thầy cô được chia sẻ, được thực hành sẽ được chuyển tải lại cho toàn thể giáo viên tại địa phương. Việc tiếp nhận và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã không còn mới đối với giáo viên Đồng Tháp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thơm tìm thấy ánh sáng của cuộc đời qua đam mê hội họa.

Cô gái vẽ tranh bằng… miệng

GD&TĐ - Bị bại liệt bẩm sinh và chưa một ngày được đến trường, nhưng Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã nỗ lực vượt lên, tập ngậm bút, vẽ tranh bằng miệng.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý, bảo vệ 56.249ha rừng đặc dụng và hơn 4.000ha rừng sản xuất.

Dưới tán rừng đang thức giấc

GD&TĐ - Chưa đầy một năm, hàng loạt loài động vật quý hiếm từng vắng bóng lần lượt xuất hiện ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum).

Những nhũ đá tự nhiên sừng sững trong hang động.

Kỳ vỹ Động Sơn Mộc Hương

GD&TĐ - Hang Dơi có tên gọi khác là Động Sơn Mộc Hương được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào ngày 24/11/1998.

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm hệ thống tại Khu Nghiên cứu Công nghệ Cổ Nhuế (Hà Nội).

Hệ thống lưu trữ năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Hệ thống mới do Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường phát triển đang cho thấy tiềm năng ứng dụng vượt ra ngoài phạm vi phòng thí nghiệm.