Đồng phạm của bị cáo Đinh La Thăng người tự dằn vặt, người khóc nức nở khi nói lời sau cùng

GD&TĐ - Sáng nay, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm đã lần lượt được gọi lên nói lời sau cùng.

Các bị cáo tại phiên tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa.

Bị cáo Phùng Đình Thực - nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) khóc nghẹn một lúc rồi mới nói lời sau cùng.

Bị cáo Thực cho rằng không bao giờ có chuyện bị cáo biết sai mà vẫn làm. Đối với Tập đoàn, bị cáo tập trung trong việc thăm dò khai thác dầu khí. Đây là một lĩnh vực bị cáo có thế mạnh và ra sức cống hiến, làm việc.

“Chứng cứ tại CQĐT và phiên tòa đủ chứng minh bị cáo không làm trái. Bị cáo nhận thấy có sơ suất trong kiểm tra giám sát”, ông Thực nói.

Bị cáo Thực khẳng định trong công việc không có lợi ích nhóm, không ưu ái riêng ai.

Giải thích việc đã xảy ra, bị cáo Thực nói khi triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông tin rằng dự án triển khai bình thường nên tập trung giải quyết vướng mắc trong thăm dò khai thác dầu khí.

Nguyên Tổng giám đốc PVN đề nghị HĐXX đánh giá đầy đủ chính cứ buộc tội và gỡ tội, cá thể hóa hành vi trách nhiệm, xét xử công minh cho bị cáo và những người khác.

Nhận trách nhiệm với những lỗi lầm, vi phạm xảy ra, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó tổng giám đốc PVN xin nhận trách nhiệm trước sai phạm. Bị cáo Khánh xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân và công nhân ngành dầu khí.

Bị cáo cho rằng bản thân vi phạm với mức độ hạn chế, không đàm phán ký hợp đồng EPC.

Ông Khánh nói chưa đủ bản lĩnh đấu tranh, chưa kiểm tra, giám sát, đôn đốc cấp dưới để xảy ra vi phạm. Khẳng không tư lợi, tơ hào tài sản nhà nước nhưng vẫn khắc phục một phần, bị cáo Khánh mong HĐXX, VKS coi đó là tình tiết giảm nhẹ công thêm việc khai báo thành khẩn để lượng hình.

Nói lời sau cùng, bị cáo Lê Đình Mậu - nguyên Kế toán trưởng PVN mong HĐXX xem xét bảo vệ tối đa nhất quyền đối với bị cáo để bị cáo có thể về với xã hội, cộng đồng, tiếp tục cống hiến.

Còn bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 cho rằng: "Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ tôi đã cống hiến cho ngành dầu khí, tham gia nhiều dự án quan trọng của tập đoàn. Khi làm việc, bị cáo luôn luôn tuân thủ pháp luật. Bị cáo không thể tin được rằng bị cáo và nhiều lãnh đạo phải đứng đây để đối diện với sai phạm ngày hôm nay.

Khi làm việc với cơ quan điều tra, đứng trước HĐXX, bị cáo nhận ra sai phạm và ân hận về những việc mình đã làm. Bị cáo xin HĐXX cân nhắc hoàn cảnh thực tế để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo cũng xin HĐXX cân nhắc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Thực, bị cáo Nguyên. Bị cáo Thực là người có nhiều công lao đóng góp cho ngành dầu khí Việt Nam".

Bị cáo Trần Văn Nguyên, nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 cho rằng trong quá trình công tác, bị cáo luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình. Bị cáo nhận trách nhiệm và nhận lỗi về hành vi liên quan đến hành vi tạm ứng hơn 1.300 tỉ đồng cho PVC.

Bị cáo Nguyên cũng xin được giảm nhẹ hình phạt để về chăm sóc con cái, bố mẹ, đồng thời xin HĐXX xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Lê Đình Mậu vì đã có nhiều công lao trong dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Nói lời sau cùng trước tòa, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, nguyên Phó chủ tịch PVC xin lỗi bố mẹ, vợ con, anh em, bạn bè đã phải lo lắng cho mình trong thời gian vừa qua.

"Hơn 30 năm phục vụ ngành dầu khí, bị cáo luôn cố gắng hết mình vì công việc, nhận được nhiều bằng khen. Bị cáo nhận thức được hành vi sai phạm của mình. Quan điểm của luật pháp là "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại", kính mong HĐXX được hưởng khoan hồng không bị cách ly khỏi gia đình, xã hội. Mong HĐXX xem xét để bị cáo có điều kiện chăm sóc bố già hơn 90 tuổi đang nằm liệt giường.

Giá như khi làm việc, bị cáo cẩn trọng hơn, giá như bị cáo không vô tư, cả tin... vào đồng nghiệp. Hôm nay, bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho mình và cũng xin cảm ơn các bị cáo khác ngồi đây đang rất đau khổ nhưng vẫn xin giảm nhẹ tội cho bị cáo" - bị cáo Quý nói.

Trước đó, trong ngày làm việc thứ 9 tại phiên tòa, VKS cho rằng thiệt hại do các bị cáo gây ra đến nay vẫn chưa được khắc phục. Việc xem xét hành vi của bị cáo là cần thiết, đảm bảo khách quan, công bằng, đúng pháp luật.

Qua một tuần diễn ra phiên xử, theo công tố viên trong 22 bị cáo có người tham gia vào toàn bộ sai phạm của vụ án, có người chỉ tiếp nhận sự chỉ đạo mà làm sai, có người là đồng phạm...

VKS thấy cần thiết phải bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ hình phạt với 6 bị cáo.

VKS ghi nhận bị cáo Bùi Mạnh Hiền, Phạm Tiến Đạt đã "tích cực hợp tác", bị cáo Nguyễn Lý Hải có thành tích xuất sắc. Bị cáo Hiển, Đạt, Lương Văn Hòa, Lê Đình Mậu, Nguyễn Ngọc Quý có thêm nhiều tình tiết mới bên cạnh việc tích cực hợp tác điều tra.

Tuy nhiên, bị cáo Hiển sẽ phải chịu trách nhiệm 2,7 tỷ đồng trong số 13 tỷ đồng mà bị cáo chiếm đoạt.

Từ những phân tích, VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Hiển, Hòa, Mậu và Đạt so với mức VKS đề nghị trước đó, cân nhắc giảm nhẹ cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch PVC).

Người đại diện giữ quyền công tố tại phiên tòa xác nhận, đến nay Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Anh Minh đã khắc phục hậu quả. Các vấn đề khác VKS giữ nguyên quan điểm trong phần luận tội.

Trước đó, hôm 11/1, theo đề nghị của VKS, với nhóm phạm tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Tiến Đạt bị đề nghị mức án 6-7 năm tù; Lê Đình Mậu 7-8 năm tù; Nguyễn Ngọc Quý 8-9 năm tù. Nhóm phạm tội Tham ô tài sản, VKS đề nghị bị cáo Bùi Mạnh Hiển mức án 13-14 năm tù; Nguyễn Lý Hải 30-36 tháng tù treo; Lương Văn Hòa 13-14 năm tù.

Trong ngày làm việc thứ 9 tại phiên tòa, VKS thiệt hại do các bị cáo gây ra đến nay vẫn chưa được khắc phục. Việc xem xét hành vi của bị cáo là cần thiết, đảm bảo khách quan, công bằng, đúng pháp luật.

Qua một tuần diễn ra phiên xử, theo công tố viên trong 22 bị cáo có người tham gia vào toàn bộ sai phạm của vụ án, có người chỉ tiếp nhận sự chỉ đạo mà làm sai, có người là đồng phạm...

VKS thấy cần thiết phải bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ hình phạt với 6 bị cáo.

VKS ghi nhận bị cáo Bùi Mạnh Hiền, Phạm Tiến Đạt đã "tích cực hợp tác", bị cáo Nguyễn Lý Hải có thành tích xuất sắc. Bị cáo Hiển, Đạt, Lương Văn Hòa, Lê Đình Mậu, Nguyễn Ngọc Quý có thêm nhiều tình tiết mới bên cạnh việc tích cực hợp tác điều tra.

Tuy nhiên, bị cáo Hiển sẽ phải chịu trách nhiệm 2,7 tỷ đồng trong số 13 tỷ đồng mà bị cáo chiếm đoạt.

Từ những phân tích, VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Hiển, Hòa, Mậu và Đạt so với mức VKS đề nghị trước đó, cân nhắc giảm nhẹ cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch PVC).

Người đại diện giữ quyền công tố tại phiên tòa xác nhận, đến nay Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Anh Minh đã khắc phục hậu quả. Các vấn đề khác VKS giữ nguyên quan điểm so với luận tội.

Trước đó, hôm 11/1, theo đề nghị của VKS, với nhóm phạm tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Tiến Đạt bị đề nghị mức án 6-7 năm tù; Lê Đình Mậu 7-8 năm tù; Nguyễn Ngọc Quý 8-9 năm tù. Nhóm phạm tội Tham ô tài sản, VKS đề nghị bị cáo Bùi Mạnh Hiển mức án 13-14 năm tù; Nguyễn Lý Hải 30-36 tháng tù treo; Lương Văn Hòa 13-14 năm tù.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.