Cùng với đó, Sở GD&ĐT cũng yêu cầu bố trí máy tính, tivi có kết nối internet của nhà trường để học sinh khó khăn có thể liên hệ học tập; bảo đảm không tập trung cùng lúc nhiều học sinh tại trường.
Nhà trường phân công tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cùng theo dõi việc ôn tập và học tập nội dung kiến thức mới của do Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT tổ chức. Thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nội dung ôn tập và kết quả học tập của học sinh theo qui định.
Thông báo rộng rãi cho học sinh biệt để tham gia học tập và hoàn thành nhiệm vụ bài học; chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh biết để phối hợp theo dõi, hỗ trợ việc học tập của con em.
Với các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT yêu cầu triển khai văn bản chỉ đạo đến các trường tiểu học, THCS tổ chức cho học sinh tiếp tục ôn tập cũng như thực hiện nội dung giảng dạy mới theo tinh thần chỉ đạo. Đồng thời, tổ chức theo dõi, đánh giá hiệu quả nội dung ôn tập cho học sinh đối với các trường tiểu học, cũng như thực hiện nội dung giảng dạy mới cho học sinh đối với các trường THCS trên địa bàn.
Các Phòng GD&ĐT căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để triển khai ôn tập cho học sinh ở các môn, khối lớp còn lại phù hợp với điều kiện đơn vị.
Với các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX và các đơn vị có giảng dạy chương trình THPT đối với hệ GDTX, Sở GD&ĐT yêu cầu chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn thống nhất nội dung ôn tập, giảng dạy kiến thức mới cho học sinh, học viên trong thời gian tạm nghỉ ở nhà.
Đồng thời, chỉ đạo giáo viên giao bài tập, nội dung bài học cho học sinh, học viên bằng nhiều hình thức khác nhau như email, zalo, viber... Triển khai việc ôn tập trực tuyến cũng như giảng dạy nội dung kiến thức mới cho học sinh, học viên phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Các nhà trường chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh học bài, làm bài, đánh giá, nhận xét, và công nhận kết quả học tập của học sinh, học viên (nếu cần) để kịp thời động viên, khuyến khích người học trong việc học tập.