Động lực thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ Việt

GD&TĐ -Masan được kỳ vọng là một DN tiêu dùng – bán lẻ tiêu biểu, hiện thực hóa định hướng này thông qua chiến lược phát triển chuỗi giá trị nội địa.

 Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị WinMart (1) (1)
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị WinMart (1) (1)

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP 8% mà Chính phủ đề ra, Nghị quyết 68-NQ/TW xác lập kinh tế tư nhân là động lực trung tâm của nền kinh tế. Masan (HoSE: MSN) được kỳ vọng là một trong những doanh nghiệp tiêu dùng – bán lẻ tiêu biểu, hiện thực hóa định hướng này thông qua chiến lược phát triển chuỗi giá trị nội địa.

11-ms-nguoi-tieu-dung-mua-sam-thit-meat-deli.jpg
Người tiêu dùng mua sắm thịt MEAT Deli

Cột mốc chiến lược trong định hình vai trò kinh tế tư nhân

Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68/NQ-TW, xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu đến năm 2030 là khu vực kinh tế tư nhân đóng góp từ 55% đến 58% GDP, với ít nhất 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và hình thành tối thiểu 20 tập đoàn tư nhân có năng lực tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu mạnh mẽ về cải cách thể chế, minh bạch hóa môi trường kinh doanh và giảm ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật trong năm 2025. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng suất lao động và mở rộng quy mô theo hướng bền vững. Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp chủ động đổi mới và có nền tảng phát triển tích hợp sẽ đóng vai trò hạt nhân thực thi các định hướng quốc gia.

16-msnguoi-tieu-dung-mua-sam-thit-u-mat-meatdeli.jpg
Người tiêu dùng mua sắm thịt ủ mát MEATDeli

Doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ hưởng ứng chủ trương

Là một trong những tập đoàn tiêu biểu trong khối doanh nghiệp nội địa, Masan nhiều năm qua đã theo đuổi mô hình phát triển khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Việc làm chủ chuỗi cung ứng từ đầu vào đến điểm bán giúp doanh nghiệp này tối ưu chi phí, kiểm soát chất lượng và gia tăng hiệu quả vận hành – điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân có thể trở thành lực lượng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trong khu vực.

11-ms-dong-von-chay-vao-thi-truong-moi-noi-chau-a-lien-tuc-3-tuan.png
Dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi châu Á liên tục 3 tuần

Theo báo cáo tài chính quý I/2025, Masan ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 18.897 tỷ đồng, tăng 11,1% trên cơ sở tương đương (LFL) so với cùng kỳ năm trước. EBITDA đạt 4.003 tỷ đồng, tăng trưởng 20,8%, trong khi lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 394 tỷ đồng, tăng gần gấp bốn lần so với quý I/2024.

11-ms-khach-hang-mua-sam-tai-he-thong-cua-hang-sieu-thi-cua-wincommerce-1.jpg
Khách hàng mua sắm tại hệ thống cửa hàng siêu thị của WinCommerce (1)

Tăng trưởng này đến từ tất cả các trụ cột kinh doanh chính của Masan: Masan Consumer – đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu – đạt doanh thu 7.489 tỷ đồng, tăng 13,8% nhờ tăng trưởng ổn định ở các ngành hàng chủ lực. WinCommerce – chuỗi bán lẻ hiện đại với hơn 4.000 cửa hàng – ghi nhận doanh thu 8.785 tỷ đồng, tăng 10,4%, đồng thời duy trì quý thứ ba liên tiếp có lãi, phản ánh hiệu quả vận hành được cải thiện rõ nét. Trong khi đó, Masan MEATLife – mảng thịt có thương hiệu – đạt doanh thu 2.070 tỷ đồng, tăng 20,4%, nhờ giá heo hơi tăng và sự bứt phá của dòng sản phẩm thịt chế biến.

5-ms-nguoi-tieu-dung-mua-sam-nuoc-giat-sa-chante.jpg
Người tiêu dùng mua sắm nước giặt sả Chante

Tập trung vào chuỗi giá trị nội địa

Một trong những định hướng trọng tâm của Nghị quyết 68-NQ/TW là thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân làm chủ chuỗi giá trị nội địa. Masan đang từng bước kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, bao gồm các khâu như chăn nuôi, chế biến, phát triển sản phẩm, và phân phối thông qua hệ thống bán lẻ rộng khắp. Các thương hiệu của doanh nghiệp này như CHIN-SU, Nam Ngư, Wake-up 247, Kokomi, Omachi.. đã và đang hiện diện trong 98% hộ gia đình Việt Nam.

3-ms-nguoi-tieu-dung-mua-sam-san-pham-masan-consumer.jpgNgười tiêu dùng mua sắm sản phẩm Masan Consumer

Bên cạnh đó, chuỗi bán lẻ của Masan - WinCommerce, với hơn 4.000 cửa hàng, đang mở rộng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực nông thôn – khu vực đang chuyển dịch nhanh từ kênh truyền thống sang hiện đại, nhưng vẫn còn thiếu hệ thống phân phối. Với việc mở rộng mạng lưới tại khu vực này, đơn vị này đang góp phần hiện đại hóa, mang đến các hàng hóa, dịch vụ tiện ích, đồng thời là cánh tay nối dài cho hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng trên mọi miền Tổ quốc. Được biết, nhà bán lẻ này chú trọng vào thúc đẩy nông sản Việt khi luôn duy trì tỷ lệ hàng nội địa trên 90% trong hệ thống. Năm 2025, WinCommerce dự kiến mở thêm 800–1.000 cửa hàng, nâng tổng số điểm bán lên 4.500+, khoảng 70% cửa hàng mới sẽ tập trung tại khu vực nông thôn.

12-ms-dong-san-pham-moi-omachi-quan-xa-chau-a-duoc-gioi-thieu-tai-su-kien-dhcd.jpg Dòng sản phẩm mới Omachi Quán xá châu Á được giới thiệu tại sự kiện ĐHCĐ

Đổi mới sáng tạo và tập trung vào công nghệ

Cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, đổi mới công nghệ là yếu tố sống còn để duy trì lợi thế. Tại Đại hội Cổ đông được tổ chức trong tháng 4 vừa qua, Masan công bố chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào chuyển đổi số xuyên suốt hoạt động kinh doanh và vận hành để tối ưu chuỗi cung ứng, phân phối, đồng thời tương tác và phục vụ người tiêu dùng ngày một tốt hơn.

133-mnsthit-u-mat-duoc-san-xuat-theo-cong-nghe-chau-au-tai-to-hop-nha-may-che-bien-thit-mat-meatdeli.jpg
Thịt ủ mát được sản xuất theo công nghệ châu Âu tại tổ hợp nhà máy chế biến thịt mát MEATDeli

Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm xuyên suốt mảng hàng tiêu dùng nhanh. Đơn cử, Masan sẽ ra mắt danh mục mới của Omachi mang tên "Quán Xá Châu Á" (Ẩm thực đường phố châu Á). Sáng kiến này hướng đến thị trường bữa ăn với mức giá dễ tiếp cận chỉ 1 USD, ứng dụng công nghệ tiên tiến đã áp dụng trong các sản phẩm như lẩu tự sôi và cơm tự chín, mang đến những bữa ăn tiện lợi, chất lượng cao với chi phí hợp lý và thị trường tiềm năng rộng lớn.

2-ms-tuong-ot-chin-su-xuat-hien-hoanh-trang-tai-khu-pho-am-thuc-soi-dong-dotonbori-osaka.jpg Tương ớt Chin-su xuất hiện hoành tráng tại khu phố ẩm thực sôi động Dotonbori, Osaka (1) (1)

Không chỉ tập trung vào thị trường trong nước, Masan cũng là một trong những doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong việc quảng bá văn hóa ẩm thực Việt ra thế giới. Trong quý I/2025, doanh thu quốc tế của Masan Consumer tăng 73,2%, chủ yếu đến từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á.

Với những gì doanh nghiệp đã và đang thực hiện với tinh thần của Nghị quyết 68, Masan được kỳ vọng sẽ là một trong những đầu tàu, dẫn dắt kinh tế tư nhân, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ