Donald Harvey – Thiên thần của… cái chết

GD&TĐ - Không chỉ là cái tên của một bài hát Slayer cổ điển và là biệt danh của bác sĩ phát xít khét tiếng Josef Mengele, “Thiên thần của cái chết” (Angel of Death) còn được gán cho một người đàn ông khác sau đó nhiều thập kỷ. 

Donald Harvey – Thiên thần của… cái chết

Có lẽ chẳng ai hình dung nổi một người như Donald Harvey là một kẻ giết người hàng loạt, xứng đáng với một biệt danh khủng khiếp như vậy.

Sát nhân áo trắng

Rất khiêm tốn, không phô trương, luôn là một người điềm tĩnh, nhã nhặn và tử tế, khó ai có thể hình dung ra đây là một kẻ giết người máu lạnh.

Tuy nhiên, bên dưới vẻ ngoài nhẹ nhàng, êm nhẹ, dường như tình yêu thương đã hoàn toàn tắt lịm bởi một bóng tối chết chóc đầy sức mạnh, đẩy Harvey đến chỗ giết hàng chục nạn nhân trong suốt “sự nghiệp” giết chóc khủng khiếp của hắn.

Harvey bị buộc tội giết 36 người ở Ohio và Kentucky trong khoảng 1970 - 1987, nhưng số người chết dưới tay Harvey vẫn chưa được xác định cụ thể.

Bên trong bức tường trắng sáng của bệnh viện, cách xa thế giới bạo lực chết chóc của dân giang hồ, đao búa, tưởng như đây là một nơi bình yên cho những con người bệnh tật, yếu đuối, dưới sự chăm sóc tận tình của bác sĩ, y tá. Khó mà hình dung được trong một môi trường như vậy, một kẻ như Harvey lại săn lùng con mồi ngay trước mắt tất cả đồng nghiệp.

Không ai có thể khôn ngoan hơn hắn ta trong việc trở thành kẻ gây ra chuỗi những cái chết điên rồ và điên cuồng. Dường như cái chết như bóng đen, đi theo Harvey bất kỳ nơi nào hắn tới.

Trong khi những kẻ sát nhân hàng loạt khét tiếng như Peter Kurten và Ted Bundy đi theo nạn nhân ở nơi công cộng, thực hiện các hành động liên quan đến tình dục, tra tấn, tàn sát vô cùng tàn nhẫn. Harvey lại hoàn toàn không sử dụng nhưng biện pháp tương tự.

Đó cũng là lý do gây khó khăn cho các nhà điều tra, khiến hắn trở thành kẻ sát nhân vô cùng đáng sợ.

Gần hết cuộc đời mình, Donald

Harvey làm việc trong lĩnh vực y tế ở nhiều cơ sở khác nhau. Công việc đầu tiên của hắn là tại Bệnh viện Marymount (ngày nay là Bệnh viện Thánh Joseph) ở London, Kentucky, từ năm 1970.

Mới bước chân vào ngành áo trắng, Harvey đã chẳng bỏ lỡ thời gian và bắt đầu “sự nghiệp” giết chóc của mình ngay từ năm đầu tiên.

Nam y tá mềm mỏng, lặng lẽ và rất dịu dàng này đã “hỗ trợ” người bệnh Logan Evans bằng cách… dùng túi nilon và một chiếc gối khiến Evans chết ngạt.

Sau khi giết Evans, hắn vệ sinh sạch sẽ và báo cho y tá trực một cách đầy trách nhiệm, như thể hắn không hề liên quan gì đến cái chết của người bệnh.

Đây có lẽ là người đầu tiên trong chuỗi nạn nhân của kẻ sát nhân hàng loạt, cho đến 17 năm sau, khi hắn bị phát hiện vào năm 1987.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ