Đổi thay giáo dục vùng cao Văn Chấn từ phong trào xây dựng nông thôn mới

GD&TĐ - Đích đến năm 2025, Văn Chấn sẽ có 17/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 4 xã đạt nâng cao, đây là nền tảng quan trọng để phát triển giáo dục bền vững.

Đổi thay giáo dục vùng cao Văn Chấn từ phong trào xây dựng nông thôn mới.
Đổi thay giáo dục vùng cao Văn Chấn từ phong trào xây dựng nông thôn mới.

Quyết tâm xây dựng nông thôn mới

Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có đặc thù địa bàn rộng, nhiều xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nên việc xây dựng nông thôn mới (NTM) có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để giáo dục phát triển bền vững. Để thực hiện, các cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Văn Chấn đã quyết tâm cao, huy động tối đa các nguồn lực kết hợp lồng ghép các chương trình để thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.

Đến thời điểm này, Văn Chấn đã có 12/21 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Năm 2024, huyện phấn đấu có thêm 2 xã Suối Giàng, Nậm Lành cán đích NTM, 2 xã Thượng Bằng La và Minh An đạt chuẩn NTM nâng cao. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Thường trực Huyện ủy, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã làm việc với từng xã, xem xét khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giúp các xã hoàn thành những tiêu chí khó.

Thực tế cho thấy, việc được công nhận NTM giúp có những đổi thay tích cực. Nhận thức, năng lực của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư được nâng lên. Người dân nông thôn đã phát huy tốt tinh thần chủ động, sáng tạo, tự giác.

Nhiều người đã tự nguyện hiến đất, tài sản hoa màu trên đất để làm các công trình công cộng. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay, 100% tuyến đường liên thôn, liên xóm tại các xã NTM được bê tông hóa, hệ thống đường điện thắp sáng đường quê đường phủ kín khắp làng bản, ngõ xóm.

Phong trào xây dựng NTM đã tạo đà phát triển giáo dục vùng cao Văn Chấn.

Phong trào xây dựng NTM đã tạo đà phát triển giáo dục vùng cao Văn Chấn.

Ghi nhận cho thấy, sau 12 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay huyện Văn Chấn đã có 11 xã cán đích NTM; trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đặc biệt khó khăn đã bứt phá trở thành xã NTM.

Huyện đang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 17/21 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 xã đạt NTM nâng cao và các xã còn lại đạt bình quân từ 15 tiêu chí trở lên. Riêng trong năm 2024, huyện phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM là Nậm Lành và Suối Giàng, 1 xã đạt NTM nâng cao là Minh An.

Đổi thay giáo dục

Với các mục tiêu trở thành huyện NTM, ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Chấn cho biết: Xây dựng NTM đã tạo đà cho GD&ĐT huyện phát triển bền vững. Các địa phương, nhà trường đã tăng cường đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu dạy - học.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục được chú trọng, bằng các nguồn lực, các trường học được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm bảo môi trường học tập an toàn và thích hợp cho học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để GD Văn Chấn giữ vững chất lượng, phát triển bền vững.

Là một trong những xã cán đích NTM đầu tiên của huyện Văn Chấn từ năm 2016. Sau 7 năm được công nhận NTM, Thượng Bằng La đã có những bước phát triển vượt bậc từ diện mạo nông thôn đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Tại Trường mầm non Thượng Bằng La, cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Thủy cho biết: Đổi thay từ NTM đã giúp nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục chất lượng. Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, có nhiều giải pháp tích cực trong việc duy trì mô hình trường học hạnh phúc, trường học với bản sắc văn hoá của địa phương.

Giờ chơi của trẻ Trường mầm non Thượng Bằng La.

Giờ chơi của trẻ Trường mầm non Thượng Bằng La.

Còn ở xã Đồng Khê, phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu đã tạo nền tảng để nâng chất GD toàn diện. Như ở Trường tiểu học Đồng Khê, cô hiệu trưởng Bùi Thị Lệ Thủy cho biết: Phong trào dạy tốt - học tốt đã và đang lan tỏa góp phần đổi thay chất lượng GD toàn diện.

Nhà trường đã tổ chức thực hiện đạt kết quả cao các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng giáo dục trong 3 năm học liên tiếp vừa qua. Chất lượng, kết quả giáo dục toàn diện cả đại trà và mũi nhọn được nâng lên rõ rệt. Mô hình mái trường “Mái trường thân thiện, bình yên” gắn với văn hóa địa phương cho thấy tính hiệu quả cao được nhiều trường bạn đến học hỏi.

Còn ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Văn Chấn, cô hiệu trưởng Sầm Thị Minh Khuyên cho biết: Thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy học sinh các dân tộc trên địa bàn huyện, thành tích dạy học của trường những năm gần đây đều ổn định vững chắc. Tỉ lệ HS tốt nghiệp hàng năm đều đạt 100%.

Riêng năm học 2022 – 2023 xếp loại tốt nghiệp khá giỏi đạt 100%. 100% HS lớp 9 đều đăng kí đi học tiếp THPT. Đây là những minh chứng rõ nét về xây dựng NTM gắn với phát triển bền vững GD. Đặc biệt, HS tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật và ngày hội STEM cấp huyện.. đều đạt nhiều giải cao.

Niềm vui Kết thúc năm học 2023-2024, ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn đã phát động và tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc thi, được đông đảo cán bộ, giáo viên và các em học sinh hưởng ứng…

Kết quả toàn huyện có tổng số 1.029 giáo viên, học sinh đạt giải từ Khuyến khích trở lên, trong đó có 729 học sinh và 300 giáo viên các cấp học tăng 453 giáo viên, học sinh so với năm học trước. Đây là năm học có số giáo viên, học sinh đạt thành tích cấp tỉnh, cấp quốc gia cao nhất từ trước tới nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.