Đổi thay chất lượng dạy học ở ngôi trường vùng nông thôn mới Nghĩa Hưng

GD&TĐ - Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, “sáng - xanh - sạch - đẹp”, giáo dục có chuyển biến tích cực.

Đổi thay chất lượng dạy học ở ngôi trường vùng nông thôn mới Nghĩa Hưng.
Đổi thay chất lượng dạy học ở ngôi trường vùng nông thôn mới Nghĩa Hưng.

Tạo chuyển biến tích cực

Từ xây dựng nông thôn mới (NTM) các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, diện mạo nông thôn thay đổi toàn diện. Huyện Nghĩa Hưng đã có sự đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ có hiệu quả yêu cầu về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đích đến xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu từ những thành quả từ xây dựng NTM là nền tảng căn bản tạo chuyển biến tích cực về giáo dục - đào tạo. Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong các nhà trường cùng với xây dựng NMT đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tập thể nhà trường quyết tâm đồng hành xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với chất lượng dạy học.

Tập thể nhà trường quyết tâm đồng hành xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với chất lượng dạy học.

Thầy giáo Lại Tiến Đẩu, hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông chia sẻ: Nằm trên địa bàn xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Địa bàn trường đóng thuộc khu vực ven biển, điều kiện kinh tế khu vực nông thôn khó khăn.

Phong trào xây dựng NTM những năm qua và NTM nâng cao, kiểu mẫu thời gian gần đây đã và đang tạo niềm tin, động lực và sự đổi thay góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong đó Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Nghĩa Hưng, và các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong huyện.

Nông thôn mới cùng với đổi thay về kinh tế - xã hội đã giúp Trường THPT Trần Nhân Tông có cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được bổ sung và hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa. Năm học 2023-2024 trường có 18 lớp (mỗi khối 6 lớp) với 643 học sinh, tổng số có 46 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Với truyền thống “Dạy tốt-Học tốt”, cùng đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết và luôn có ý thức xây dựng, phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

Những nhà giáo tiêu biểu là nhân tố tích cực xây dựng môi trường GD chất lượng ở vùng NTM nâng cao.

Những nhà giáo tiêu biểu là nhân tố tích cực xây dựng môi trường GD chất lượng ở vùng NTM nâng cao.

"Ở một vùng quê còn nghèo nhưng giàu truyền thống hiếu học, học sinh nhà trường chăm ngoan, có ý chí và mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn cộng tác chặt chẽ với nhà trường và thường xuyên quan tâm đến các hoạt động chung của nhà trường. NTM nâng cao, kiểu mẫu đi cùng những thành quả về kinh tế - xã hội là niềm vui lớn của thầy trò nhà trường. Đường làng ngõ xóm, nhà cửa ngày càng khang trang, đời sống người dân tốt lên, đổi thay này đã giúp nhà trường được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, phụ huynh học sinh và cựu học sinh". - Thầy hiệu trưởng Lại Tiến Đẩu

Điểm sáng ngôi trường vùng NTM

Thầy hiệu trưởng Lại Tiến Đẩu cho biết: Đồng hành với phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao của huyện Nghĩa Hưng, nhà trường quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đầu mỗi năm học, chúng tôi cho xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học tinh giản; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Đặc biệt, đối với lớp 12 thực hiện theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Đối với lớp 10, 11 tăng cường dạy học bám sát vào yêu cầu cần đạt của môn học bảo đảm dạy học theo năng lực đặc thù, năng lực chung và phẩm chất.

Dấu ấn thành tích dạy học là những con ngoan, trò giỏi ở vùng quê NTM Nghĩa Hưng.

Dấu ấn thành tích dạy học là những con ngoan, trò giỏi ở vùng quê NTM Nghĩa Hưng.

Triển khai giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán), trường đã chỉ đạo đưa giáo dục STEM vào trong chương trình các môn học. Gắn việc học lý thuyết với thực hành, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất ...đặc biệt đối với môn Vật lý lớp 10, 11 theo kế hoạch có 10 tiết dạy học theo phương thức giáo dục STEM. Cuộc thi “Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học”, thi sản phẩm STEM có 2 học sinh đạt Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT. Các đội thi thể dục thể thao thi HKPĐ và các môn văn hóa đều đạt giải cao.

Nỗ lực tạo sự đổi thay, nâng cao chất lượng dạy học phải bắt nguồn từ chính các thầy cô giáo. Ở trường chúng tôi, đội ngũ giáo viên nỗ lực đổi mới sáng tạo trong dạy học, với 4 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải ngành GD&ĐT (cô Đỗ Thị Hoa Lý, Vũ Thị Thuý, thầy Nguyễn Quý Bình, Nguyễn Văn Nam), SKKN đạt giải cấp tỉnh gồm cô Trần Thị Ngoan, Phạm Thị Thanh Huyền. Thi làm sản phẩm thiết bị dạy học số cấp tỉnh đạt giải 1 sản phẩm đạt giải nhì, 3 sản phẩm xếp loại Đạt: cô Đỗ Thị Hoa Lý, Vũ Thị Thuý, Vương Thị Phượng, Nguyễn Văn Phương).

Một tiết mục văn nghệ của HS nhà trường tại lễ tri ân và trưởng thành năm học 2024.

Một tiết mục văn nghệ của HS nhà trường tại lễ tri ân và trưởng thành năm học 2024.

Thi giáo viên làm cán bộ Đoàn giỏi thầy Nguyễn Nam Phong đạt loại Giỏi. Các cô giáo được công nhận là GV dạy giỏi cấp trường năm học 2023-2024 là cô Trần Thị Hoa, Vũ Thị Thuý, Đào Thị Hồng Thu. Cuộc thi SKKN cấp cơ sở; tham gia thi SKKN cấp ngành do Sở GDĐT tổ chức, có 4 sáng kiến đạt giải cấp ngành GDĐT (Giáo viên Đỗ Thị Hoa Lý, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Quý Bình, Vũ Thị Thuý), SKKN đạt giải cấp tỉnh gồm 2 đồng chí Trần Thị Ngoan, Phạm Thị Thanh Huyền.

Nâng cao chất lượng dạy học là đích đến của trường khi đồng hành với phong trào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Nghĩa Hưng. Để làm điều đó, từng giáo viên có kế hoạch bài dạy bảo đảm áp dụng phương pháp dạy học tích cực, linh hoạt và phù hợp với trong và ngoài không gian lớp học, trực tiếp và trực tuyến.

Các Tổ/nhóm chuyên môn đã xây dựng Kế hoạch môn học, Kế hoạch bài học trước khi lên lớp; các giáo án bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - Thầy hiệu trưởng Lại Tiến Đẩu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.