Đổi mới sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều trường tại Nam Định xác định, để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thì việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn đóng vai trò quan trọng.

Tiết học Mĩ thuật lớp 3 của cô giáo Trịnh Thị Tho tại Trường Tiểu học thị trấn Thịnh Long.
Tiết học Mĩ thuật lớp 3 của cô giáo Trịnh Thị Tho tại Trường Tiểu học thị trấn Thịnh Long.

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu (Nam Định) cho biết, cụm miền số 3 vừa tổ chức thành công hội thảo chuyên môn các môn Giáo dục thể chất, Mỹ thuật và Âm nhạc khối Tiểu học tại Trường Tiểu học thị trấn Thịnh Long. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tiểu học cụm miền số 3 nhằm xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học giúp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học.

Trưởng Phòng GD&ĐT Hải Hậu Vũ Thế Hưng (phải) tặng hoa cho đại diện cụm miền số 3.

Trưởng Phòng GD&ĐT Hải Hậu Vũ Thế Hưng (phải) tặng hoa cho đại diện cụm miền số 3.

Lãnh đạo ngành Giáo dục Hải Hậu cũng khẳng định, nhờ đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học trong cụm. Từ đó đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn đảm bảo mục tiêu giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học, phù hợp với tình hình địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường. Không đánh giá giáo viên và không xếp loại giờ dạy trong sinh hoạt chuyên môn. Cán bộ quản lý, giáo viên nêu cao trách nhiệm, tích cực, tự giác thực hiện các nội dung sinh hoạt chuyên môn theo quy định, chủ động đề xuất các nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.

Công tác sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Công tác sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Sau khi các cán bộ quản lý, giáo viên được dự các tiết dạy, các nhóm chuyên môn tổ chức hội thảo để trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm về cách thiết kế bài dạy; tổ chức hoạt động học tập cho học sinh; sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học; Phương pháp dạy học.

Việc rút kinh nghiệm giờ dạy cần quan tâm trao đổi, chia sẻ để hướng đến mục tiêu có những tiết học sôi nổi, hứng thú, tích cực của học sinh. Ở đó có sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ giữa học sinh với nhau và giữa giáo viên với học sinh; thể hiện sự cộng tác làm việc tích cực và có hiệu quả của các em học sinh khi cùng tham gia giải quyết vấn đề.

Các tiết dạy thể hiện chuyên đề không dùng để xếp loại, đánh giá mà là cơ sở để nhóm chuyên môn đối chiếu với lý thuyết về đổi mới phương pháp dạy học nhằm làm sáng rõ thêm phương pháp dạy học đối với bộ môn. Dùng tiết dạy để rút ra những phần nào đã làm tốt, phần nào chưa làm tốt, cần điều chỉnh, thống nhất kết luận những nội dung cần triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo của cụm miền số 3.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.