Đổi mới phương pháp hành động, tiến tới thanh toán bệnh lao ở VN

Đổi mới phương pháp hành động, tiến tới thanh toán bệnh lao ở VN

(GD&TĐ) - Ngày 23/3/2011, tại trường THCS Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, Bộ GD-ĐT phối hợp với Chương trình phòng chống lao Quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức Ngày hội truyền thông phòng chống lao trong trường học, hưởng ứng  ngày thế giới phòng chống lao 24/3 với chủ đề: “Đổi mới phương pháp hành động để tiến tới thanh toán bệnh lao ở Việt Nam”.

Các em học sinh
Các em học sinh diễn tiểu phẩm Kốc kốc quay

Đây là hoạt động thường niên hàng năm được Bộ GD- ĐT tổ chức trong các nhà trường ở các địa phương khác nhau và đã thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình và trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành và nhất là sự tham gia của các GV, HS, SV.

Bà Hà Thị Tĩnh- Phó giám đốc Sở GD- ĐT Lạng Sơn khẳng định: HS chúng ta hàng ngày sinh hoạt và học tập tại trường,  do vậy nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm dễ xuất hiện, một người có thể làm lây truyền bệnh cho nhiều người cùng một lúc. Người nhiễm bệnh lao nếu không được phát hiện sớm để ngăn chặn kịp thời và điều trị triệt để thì mỗi chúng ta, mỗi tập thể lớp, mỗi nhà trường có thể trở thành đối tượng lây nhiễm lao và trở thành những ổ dịch có khả năng lây lan nhanh chóng ra cộng động.

Vì vậy, việc lồng ghép công tác truyền thông vào các nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 

PGS.TS Nguyễn Chi Lăng- Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: Bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu, mỗi năm thế giới có thêm 9 triệu người mắc lao và gần 1,5 triệu người chết do lao, cho dù bệnh lao có thể chữa khỏi trong thời gian 6 tháng điều trị bằng thuốc chống lao và chi phí chỉ có 20 USD.

Theo Chương trình phòng chống lao quốc gia, mỗi năm nước ta có thêm khoảng 150.000 người mắc bệnh lao.

Năm nay, trường THCS Vĩnh Trại vinh dự được Bộ GD- ĐT chọn làm ngày hội điểm trong toàn quốc. Tại Ngày hội truyền thông, HS trường THCS Vĩnh Trụ đã được  tham gia các chương trình toạ đàm với các chuyên gia về bệnh lao, công tác phòng chống lao. Ngoài ra, các em còn trực tiếp tham gia chương trình thi vẽ tranh cổ động, cuộc thi hái hoa dân chủ.

Trước đó, các lớp trong trường THCS Vĩnh Trại còn chủ động làm các tờ báo tường, trong đó các em đề cập đến việc phòng chống lao và cải tạo môi trường sống. Trong các tờ báo tường đó, bằng kiến thức và hiểu biết của mình, các em đã vẽ những bức tranh biếm hoạ, làm những bài thơ, bài vè về bệnh lao. Có thể nói, qua những hoạt động đó, các em đã thể hiện rất sinh động và nắm vững các kiến thức về việc phòng chống lao.

Điều thú vị là các em còn “tự biên, tự diễn” rất hồn nhiên qua một tiểu phẩm có tên “Kốc kốc quay” ( Koc là tên của bác sĩ Heinrich Hermann Robert Koch 1843- 1910- người đã tìm ra trực khuẩn lao năm 1882). Trong đó, một HS đã hoá thân vào nhân vật đến từ sao kim, sao hoả và gửi đến trái đất, đến các bạn HS một thông điệp là bệnh lao rất nguy hiểm, nếu không phòng chống tốt thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống không chỉ ở trái đất mà cả các hành tinh của chúng ta. Tiểu phẩm của các em cũng gửi đến một thông điệp với tất cả chúng ta là: cần phải nhận thức đầy đủ về bệnh lao để phòng chống và hãy giữ lá phổi xanh của mỗi người.

Cũng theo bà Đoàn Thị Tĩnh, thông qua ngày hội truyền thông này một lần nữa khẳng định ngành GD- ĐT quyết tâm xây dựng mỗi nhà trường của chúng ta là một pháo đài vững chắc, một môi trường an toàn phòng chống bệnh lao, các dịch bệnh khác và các vấn đề xã hội…Ngành GD- ĐT Lạng Sơn cũng quyết tâm: “Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy thật giỏi về kiến thức văn hoá mà còn là người hiểu biết và tổ chức hướng dẫn cho HS những kiến thức về kỹ năng sống, về phòng chống bệnh lao và các dịch bệnh khác. Mỗi HS không chỉ học giỏi, chăm ngoan mà còn thực hiện tốt các chương trình giáo dục cộng đồng, hiểu biết rõ về các bệnh dịch nguy hiểm, biết sống lành mạnh, phòng tránh các vấn đề xã hội, giữ gìn môi trường trong sạch và luôn là những chiến sĩ đi đầu trong công tác tuyên truyền trên mặt trận phòng chống lao tại nhà trường, gia đình và địa phương. Các em có thể làm tốt công tác phát hiện sớm, góp phần ngăn ngừa và tiêu diệt tận gốc dịch bệnh lao, có nghĩa là các em đã tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng.

Bà Hà Thị Dung
Bà Hà Thị Dung

Bà Hà Thị Dung, Phó vụ trưởng vụ Công tác HSSV- Bộ GD- ĐT cho biết: Ngày nay bệnh lao không còn là “tứ chứng nan y” nữa, nhưng trước đại dịch HIV/AIDS, bệnh lao quay trở lại. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng. Bệnh lao lây lan nhanh trong cộng đồng có điều kiện sống chật chội, thiếu vệ sinh, thiếu không khí và thiếu dinh dưỡng.

Do vậy, ngày hội truyền thông được tổ chức tại trường THCS Vĩnh Trại- Lạng Sơn là biểu thị sự quyết tâm đóng góp vào công tác phòng chống lao của cán bộ, GV, HS, SV tỉnh lạng Sơn và của toàn ngành GD.

Qua thành công của ngày Hội truyền thông tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ GD- ĐT sẽ tiếp tục triển khai tại các nhà trường với  nhiều hình thức và nội dung khác nhau để công tác phòng chống lao thực sự đi vào chiều sâu, rộng và thiết thực hơn.

Thanh An

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.