Đổi mới công tác đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số

GD&TĐ - Chiều 5/6, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra hội thảo khoa học "Đào tạo Báo chí - Truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số".

Các đại biểu khách mời cùng tham gia tọa đàm tại hội thảo.
Các đại biểu khách mời cùng tham gia tọa đàm tại hội thảo.

Cơ hội xen lẫn thách thức

Hội thảo do Vụ Báo chí xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông; Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức. Tham dự hội thảo có đông đảo khách mời, chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông trên toàn quốc.

Phát biểu tại đây, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân khẳng định, trong gần 100 năm qua, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ báo chí luôn được Đảng ta quan tâm, coi trọng.

Nhà báo Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc hội thảo.

Nhà báo Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc hội thảo.

Trước những thách thức và cơ hội của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đem lại, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6/5/2023 phê duyệt Chiến lược "Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Mục tiêu nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và đổi mới đất nước; đảm bảo vai trò định hướng dư luận, giữ vững chủ quyền trên không gian mạng; đổi mới trải nghiệm của độc giả, thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số.

Nhà báo Lê Quốc Minh cho biết, thời gian qua, các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông đã sớm tích hợp, đưa các nội dung của chuyển đổi số vào chương trình đào tạo; thường xuyên cập nhật, hoàn thiện các chương trình khung, chương trình chi tiết của từng ngành phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

Hội thảo cùng lắng nghe ý kiến tham luận của các đại biểu về công tác đào tạo báo chí, truyền thông.

Hội thảo cùng lắng nghe ý kiến tham luận của các đại biểu về công tác đào tạo báo chí, truyền thông.

Các nhà trường đã chú trọng đổi mới tư duy, phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; trang bị các kỹ năng cần thiết cho người học trong môi trường số; đưa các mô hình tòa soạn số, trường quay ảo, công nghệ truyền thông thế hệ mới vào giảng dạy.

Tuy nhiên, bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đang đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông cần xác định lại triết lý, mục tiêu đào tạo phù hợp với xu thế mới, sớm xây dựng một khung chương trình chuẩn về đào tạo báo chí, truyền thông gắn với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

"Đây là những thách thức đặt ra đối với công tác đào tạo báo chí - truyền thông trong nước, nhất là trong bối cảnh chất lượng đào tạo có nơi chưa đáp ứng được hoặc chậm được đổi mới về phương pháp. Việc đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực, xây dựng cơ chế riêng cho đào tạo báo chí - truyền thông còn nhiều bất cập", nhà báo Lê Quốc Minh cho biết thêm.

Cần nhận thức đúng về chuyển đổi số

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước giờ giải lao giữa hội thảo.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước giờ giải lao giữa hội thảo.

GS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, hội thảo có ý nghĩa rất thiết thực trong bối cảnh những người làm báo trên cả nước đang hướng tới chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đặt ra rất nhiều mục tiêu cho nền báo chí Việt Nam đến năm 2025. Cụ thể:

Có 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số; 50% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số…

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị phát biểu tham luận tại hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị phát biểu tham luận tại hội thảo.

Cả nước hiện có 9 cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông chủ lực, đều là các trường đại học, học viện công lập… Ngoài ra còn có các cơ sở dân lập, trường liên kết quốc tế đào tạo ngành truyền thông, quan hệ công chúng, quảng cáo - là những lĩnh vực gần với đào tạo báo chí.

Thời gian qua, nhìn chung các trường đào tạo báo chí - truyền thông đều có sự đổi mới về tư duy đào tạo, chú trọng thiết kế nội dung và chương trình theo hướng bám sát yêu cầu thực tế.

Công tác tổ chức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng, công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo ngày càng chặt chẽ, được chuyên nghiệp hóa, tin học hóa; chú trọng đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, đưa các công nghệ báo chí - truyền thông mới vào thực hành sử dụng.

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội).

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội).

Đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đại, tăng cường tính tích cực, chủ động của người học… qua đó góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo chí, truyền thông thế hệ mới, có phẩm chất chính trị vững vàng, thành thạo về kỹ năng, tinh thông về nghiệp vụ, thích ứng ngày càng tốt hơn và nhanh hơn với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, các cơ sở đào tạo, cơ quan báo chí - truyền thông nghiên cứu trao đổi, thảo luận nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số.

Đồng thời, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng, chia sẻ các kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

PGS.TS Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

PGS.TS Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các đơn vị liên quan sẽ phối hợp chắt lọc ý kiến tham luận, góp ý để xây dựng báo cáo kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác đào tạo người làm báo Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của chiến lược chuyển đổi số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sắc xanh xe buýt điện VinBus không ngừng nỗ lực “phủ xanh” thành phố (Ảnh: VinBus)

80 tuần Vingroup 'phủ xanh' Việt Nam

GD&TĐ -Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.

Thực hiện báo cáo ESG tiêu chuẩn