Đối mới bắt đầu từ cấp cơ sở

Đối mới bắt đầu từ cấp cơ sở
Sinh viên tự học trên thư viện
Sinh viên tự học trên thư viện

PV: Thưa PGS, PGS nghĩ như thế nào về nội dung quản lý nhà nước trong đổi mới quản lý giáo dục đại học?

PGS.TS. KTS. Trần Trọng Hanh: Tôi cho lần này Bộ GD&ĐT đã khởi xướng được một phong trào giúp đổi mới giáo dục đại học một cách toàn diện. Nhưng, điều mà tôi quan tâm nhất là làm sao để phong trào này thực sự đi được vào cuộc sống. Ví dụ như về chuẩn đầu ra thì nhà trường cũng chủ động rồi, Bộ cũng đang hướng dẫn nên việc tiến hành sẽ nhanh. Nhưng, vẫn còn nhiều việc khác phải làm.

Theo tôi, sự khởi xướng một phong trào ở cấp vĩ mô là cần thiết nhưng tôi khẳng định, sự bắt đầu đổi mới phải là ở cấp cơ sở. Khi các trường, giáo viên, học sinh chưa vào cuộc thì những đổi mới này vẫn chỉ là trên giấy... vì toàn bộ sự đổi mới bao giờ cũng bắt đầu từ dân. Và cơ bản nhất  Nhà nước phải nắm được những điển hình đó, phong trào đó, nguyện vọng đó bằng chính sách tạo điều kiện chứ không bằng chính sách áp đặt thì đổi mới mới thành công.

PV: Theo PGS, làm thế nào để đổi mới quản lý giáo dục đại học thực sự trở thành khâu đột phá chứ không chỉ là chủ trương?

PGS.TS. KTS. Trần Trọng Hanh: Muốn làm được như vậy, trên cơ sở chủ trương phải được biến thành chương trình hành động rất cụ thể của từng trường. Và hơn ai hết, Ban giám hiệu, Hội đồng quản trị và toàn bộ giáo viên phải thấm nhuần đây là nhiệm vụ quan trọng. Tiếp theo, phải có một kế hoạch cụ thể, nguồn lực cụ thể, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, trăn trở từng ngày tháng, không đánh trống bỏ dùi. Kể cả, nếu Bộ không phát động, các trường cũng phải làm, vì thương hiệu, vì chất lượng của chính trường mình.

PV: Vậy theo PGS, vai trò của người hiệu trưởng như thế nào trong thực hiện nhiệm vụ này?

PGS.TS. KTS. Trần Trọng Hanh: Về vai trò của người hiệu trưởng trong quản lý, đó là người dẫn dắt, cầm đầu đưa đoàn tàu - nhà trường đến đích. Trong vai trò định hướng, người hiệu trưởng phải biết phối hợp một cách nhịp nhàng với các giảng viên, bộ môn...; phải có kế hoạch phù hợp với chủ trương của Chính phủ và kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, người hiệu trưởng có vai trò thúc đẩy, động viên, tham gia mãnh liệt trong quản lý quản trị, kiểm tra, thanh tra để bảo đảm đúng chuẩn đầu ra cũng như các chuẩn khác. Đặc biệt, quan trọng nữa, đó là người khớp nối, điều hành để bảo đảm sự tham gia cao và tổng hợp lực lượng của đội ngũ giảng viên cũng như sinh viên, sự tham gia của xã hội... vào việc dẫn dắt nhà trường đi đúng mục tiêu.

PV: PGS nghĩ sao về quyền tự chủ mà Bộ GD&ĐT giao cho các trường hiện nay? 

fvdvcdvvdvdfvfvfv
PGS.TS. KTS. Trần Trọng Hanh

PGS.TS. KTS. Trần Trọng Hanh: Tôi cho rằng, vai trò quản lý nhà nước là xác định hành lang pháp lý, sân chơi luật chơi, xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch, cấp và kiểm tra thực hiện giấy phép, thanh tra kiểm tra, hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay cấp vĩ mô còn tham gia làm những việc của trường như thi cử, bổ nhiệm hiệu trưởng... Một mặt do cách làm cũ, suy nghĩ cũ, nhưng cũng có thể là do cấp vĩ mô chưa tin vào bên dưới. Nói về vấn đề bổ nhiệm hiệu trưởng, khi thầy hiệu trưởng được bổ nhiệm, phải do cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường lựa chọn mới thành công....

Sự can thiệp hiện thời không chỉ của Bộ GD&ĐT mà cả các Bộ chủ quản khác nữa là quá lớn, nhiều khi dẫn đến bổ nhiệm hiệu trưởng không đủ tiêu chuẩn, không được lòng vì vậy, người hiệu trưởng đó sẽ chỉ là “lãnh đạo”, không phải là “leader”... sẽ dẫn đến hậu quả nguy hại. Tối thiểu, một hiệu trưởng có 5 năm nhiệm kỳ, nếu chọn không đúng người đứng đầu thì trường vô cùng khó khăn. Vậy nên, theo tôi, cơ quan quản lý chỉ nên kiểm tra đạt tiêu chuẩn hay không. Trong giáo dục mà cất nhắc một người sai thì vô cùng nguy hại.

Theo tôi, giao quyền tự chủ cho trường, một là đi đôi với điều kiện, đi đôi với bộ máy, con người, nếu không tự chủ được thì khó khăn. Thứ 2 là tự chủ cơ sở vật chất (cả trường công lẫn trường tư), phải giao rõ ràng, làm sao sử dụng hiệu quả, nhất là Ban giám hiệu, hiệu trưởng. Thứ 3 là tự chủ tài chính, tức chi tiêu, các trường nói chung còn làm chưa tốt, cả trường tư lẫn trường công. Các nhà đầu tư cũng như hội đồng quản trị còn run sợ. Mà học phí thì chỉ trang trải được một phần chi phí thôi, ngoài ra nhà đầu tư phải tiếp tục đầu tư đến khi cân bằng thu chi mới được lợi. Vậy nên, nhà đầu tư phải hiểu, nếu  trường ĐH thành công thì danh dự của mình rất lớn. Sự nhận thức không đúng đắn về các nội dung tự chủ đang kìm hãm sự phá triển của các trường cả công lẫn tư.

PV: Vậy, có giải pháp, cách làm nào thưa PGS?

PGS.TS. KTS. Trần Trọng Hanh: Vấn đề quan trọng đầu tiên là phải nhận thức, nhà đầu tư phải hiểu đây là đầu tư cho tương lai, phải thấy đây là lĩnh vực không thể thu lợi ngay, nếu muốn thu lợi nhanh thì hãy đầu tư ngành khác chứ đừng đi vào lĩnh vực này vì đây là đào tạo con người. Thứ 2, sự hợp tác của nhà đầu tư và Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu phải rất chặt chẽ. Thứ 3, dứt khoát phải nâng cao năng lực của Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu. Trong 3 vấn đề trên, tôi thấy khó nhất là vấn đề nhận thức, chính từ nhận thức không đúng đã tạo nên lực cản vô cùng to lớn đối với các trường đại học.

PV: Xin cảm ơn PGS.

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.