Dời lịch tổ chức Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc

GD&TĐ - Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch) đã có thông báo về việc dời Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc tại TP Hồ Chí Minh vào giữa tháng 11/2022.

Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc là hoạt động nghệ thuật định kỳ 3 năm một lần của ngành cải lương.

Mới đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch) đã có thông báo về việc dời Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc tại TP Hồ Chí Minh vào giữa tháng 11/2022.

Trước đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn ấn định thời gian tổ chức liên hoan vào tháng 10 và 11 năm nay.

Theo ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết việc lùi lịch tổ chức nhằm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong việc phòng chống dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị nghệ thuật tham gia liên hoan.

NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh, cho rằng việc dời lại liên hoan sẽ có thời gian để các đơn vị nghệ thuật công lập và xã hội hóa có điều kiện đầu tư cho tác phẩm nghệ thuật một cách chỉnh chu.

Đạo diễn Phan Quốc Kiệt, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, cho rằng dù đã chuẩn bị vở để có thể tham gia trong năm nay, nhưng tinh thần các nghệ sĩ của nhà hát vẫn tập trung cao độ cho việc phòng chống dịch bệnh.

Việc lùi liên hoan tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào năm sau sẽ có thời gian chuẩn bị vở tốt hơn, bảo đảm bảo chất lượng nghệ thuật và TP Hồ Chí Minh sẽ đón chào nhiều đơn vị công lập các tỉnh thành phía Bắc vào tham dự. Đây sẽ là nơi giao lưu kinh nghiệm, báo cáo những sáng tạo mới của nghề.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trước đó, tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2018 đã được khai mạc vào ngày 5/9/2018 tại TP. Tân An, tỉnh Long An và chính thức khép lại vào đêm 19/9/2018 sau 15 ngày liên tục sáng đèn.

Điểm nhấn và mới của Lễ bế mạc là chương trình nghệ thuật “Tài danh hội tụ” gồm các tiết mục ca cổ, tân cổ giao duyên đặc sắc do nhiều nghệ sĩ các thế hệ của cả hai miền Nam – Bắc thể hiện: NSND Thanh Hương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Thanh Kim Huệ, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Quế Trân, NSƯT Vũ Luân, NSƯT Hồng Thắm…

Liên hoan năm 2018 có 25 đơn vị đăng ký với 32 vở diễn và gần 1.000 diễn viên, vì quy chế năm nay mở thoáng nên có nhiều đoàn tư nhân đăng ký. Sau nghi thức khai mạc, Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An đã mở màn liên hoan với kịch bản cải lương “Cuộc đời của mẹ” của tác giả Hoàng Song Việt – đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên. Nội dung vở này bám sát một trong các chủ đề của Ban tổ chức đề ra, đó là “đề tài cách mạng”, nói về Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Ban tổ chức đã trao 49 Huy chương Vàng, 66 Huy chương Bạc cho cá nhân các nghệ sĩ; 6 vở diễn đã được trao Huy chương Vàng, đó là các vở: Chiếc áo thiên nga (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Kiếp tằm (Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh), Tổ quốc nơi cuối con đường (Nhà hát Thế giới trẻ – Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh), Hiu hiu gió bấc (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Cuộc đời của mẹ (Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An), Bão táp một vương triều (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai);

7 vở diễn đạt Huy chương Bạc: Phù sa đỏ (Đoàn Văn công Quân khu 9), Hồn của đá (Công ty TNHH Nguyễn Vĩnh Lộc), Những tấm lòng vàng (Nhà hát Cải lương Hà Nội), Bão dậy trời Long Hưng (Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang), Cánh buồm ngược gió (Nhà hát Tây Đô), Người đồng bằng (Đoàn Văn công Đồng Tháp), Nỗi niềm sau cuộc chiến (Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu tỉnh Cà Mau).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.