Đôi gà quê và hành xử bất ngờ của thông gia giàu có

Các cụ thường bảo, lấy được chồng giàu như chuột sa chĩnh gạo, cả đời không phải lo nghĩ, nhưng với tôi, lấy chồng con nhà đại gia có lẽ là một sai lầm…

Đôi gà quê và hành xử bất ngờ của thông gia giàu có

Tôi và ông xã lấy nhau được 5 năm. Tôi là cô gái tỉnh lẻ về Hà Nội học tập và bén duyên chồng dưới mái trường đại học. Anh là con trai một gia đình có quyền thế ở đất Hà thành.

Tốt nghiệp đại học, anh đưa tôi về ra mắt bố mẹ, đáp lại sự háo hức chuẩn bị cầu kì của hai đứa là ánh mắt khinh khỉnh từ mẹ anh.

Tất nhiên, cuộc hôn nhân của chúng tôi bị mẹ anh kịch liệt phản đối. Không chỉ mắng mỏ con trai, bà còn gặp riêng tôi yêu cầu tránh xa con trai bà, nói tôi tham lam tài sản gia đình bà nên dụ dỗ anh...

Vì lòng tự trọng, tôi cắt đứt liên lạc với anh. Thế nhưng, vì tình cảm bao năm của hai đứa, anh phản ứng bằng cách tự tử, bà đành chấp nhận cho hai đứa lấy nhau.

Sau đám cưới, tôi hi vọng, tình yêu chân thành của hai đứa và tấm lòng hiền hậu của mình sẽ khiến bà thay đổi, có cái nhìn khác về tôi. Nhưng 5 năm làm dâu đã dập tắt hi vọng đó bằng những giọt nước mắt tủi phận của tôi đêm đêm.

Kết hôn xong, tôi ở nhà sinh liền hai đứa con, thời gian một ngày của tôi quanh quẩn với cơm nước, giặt giũ và trông con. Cũng từng đó thời gian, tôi chưa một lần được về ăn Tết với bố mẹ.

Cả năm muốn về thăm bố mẹ thì được về một lần, tự về chứ không được mang con theo. Mẹ chồng tôi bảo bà không chấp nhận cho cháu bà về ăn Tết ở nơi khỉ ho, cò gáy được.

Chồng tôi biết vợ buồn, chỉ động viên tôi mà không dám trái ý mẹ. Phần vì kinh tế mẹ anh vẫn nắm giữ, phần vì anh là con duy nhất. Anh không muốn tình cảm mẹ con rạn nứt thêm nên vẫn nhẫn nhịn chịu đựng.

Bố mẹ tôi dù làm ruộng, quanh năm chân lấm tay bùn nhưng là những người sống tình cảm. Ngày tôi lấy chồng mẹ khóc hết nước mắt vì sợ tôi phải khổ với mẹ chồng.

Biết tôi làm dâu chịu nhiều oan ức, ông bà cũng chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, khuyên tôi, “con gái là con người ta”, cố gắng nhường nhịn cho con tôi đỡ khổ.

Tết năm nào, ông bà cũng lặn lội bắt xe hơn trăm cây số ra Hà Nội thăm thông gia và thăm cháu. Mẹ chồng tôi từ ngày đám cưới xong thì không bao giờ về thăm nhà tôi lấy một lần.

Lần nào bố mẹ tôi ra bà cũng đều lấy cớ bận không tiếp, chỉ có vợ chồng tôi và các con đưa ông bà đi ăn rồi bắt xe về.

Năm nay, còn mấy tuần nữa là đến Tết, bố tôi ốm, nên có mình mẹ tôi ra thăm cháu. Bà chẳng có dư dả tiền để biếu mâm cao cỗ đầy nên chỉ chuẩn bị chút quà gồm gạo nếp quê, hoa quả và đôi gà thả vườn biếu thông gia.

Vừa đón bà ở bến xe về thì gặp mẹ chồng tôi bước xuống từ chiếc xe hơi sang trọng, bóng loáng. Nhìn thấy thông gia, bà nhếch mép cười rồi kẻ cả cất lời: “Lâu lắm không gặp bà, bà ra nhà tôi có việc gì không? Nhà tôi tết nhất bận rộn làm ăn, không rảnh rỗi như bên bà được”.

Đáp lời, mẹ tôi bảo: “Năm nay, ông nhà tôi ốm, tôi ra sớm thăm ông bà nhân thể có ít quà quê, biếu gia đình bà”.

Mẹ tôi vừa dứt lời, mẹ chồng đảo mắt nhìn bu gà liền bĩu môi rồi ỉ ôi bảo: “Nhà tôi không ăn mấy thứ này đâu, bẩn thỉu mang vào nhà mất vệ sinh, bà cứ mang về cho ông nhà tẩm bổ. Không có việc gì thì bà về nhé, tôi không có nhiều thời gian tiếp chuyện bà được”. Nói xong mẹ chồng tôi quay đầu đi vào nhà.

Đôi mắt ngân ngân lệ, mẹ tôi bần thần một lúc rồi bảo tôi đưa ra bến xe. Trên đường đi, hai mẹ con không ai nói một câu, nước mắt lăn dài trên gò má.

Nhà tôi nghèo tiền chứ không nghèo tình. Nếu tôi cương quyết từ bỏ tình yêu ngang trái, khập khiễng với chồng, có lẽ cuộc đời tôi đã nhẹ nhàng hơn rồi.

Lúc này, tôi cần phải mạnh mẽ cho một tương lai khác, dù còn nhiều lắm chông gai…

Theo dantri.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.