Độc đáo vùng đất đặt tên con theo cây rừng để khỏe như cây

Những người dân nơi đây có sở thích đặt tên con theo những loài cây rừng để nhanh được trưởng thành, sừng sững như những cánh rừng vậy.

Độc đáo vùng đất đặt tên con theo cây rừng để khỏe như cây

Ở vùng đất Cư M"Lan, huyện Ea Súp, Đắk Lắk có lượng lớn người dân tộc Dao, Nùng và nhiều cộng đồng dân tộc khác di cư từ miền Bắc vào làm kinh tế mới. Cuộc sống lam lũ nhưng quanh năm, nhưng họ vẫn đoàn kết, vui tươi. Và, đặc biệt những người dân nơi đây có sở thích đặt tên con theo những loài cây rừng để nhanh được trưởng thành, sừng sững như những cánh rừng vậy.

Đến thôn Bình Lợi, điều để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi vẫn là những cái tên. Không phải là các loài hoa cỏ yểu điệu, yếu mềm như Liễu, Lan, Cúc…mà là tên của những loài cây rừng vững chắc. Chị Sùng A Dầu cho biết; "Trong rừng già ở khu vực Tây Nguyên này, loại cây gỗ dầu trưởng thành nhanh lắm và thường rất ít bệnh tật. Loại cây này lại có mùi thơm dịu nhẹ, không gây tác hại gì cho ai cả. Ở loại đất hay thổ nhưỡng nào cũng có thể vươn lên được. Chính thế nên cha mẹ tôi đã đặt tên tôi là Dầu. Ý nghĩa là dễ nuôi và lớn nhanh như cây gỗ dầu vậy đấy. Vùng đất này hầu như ai cũng có quan niệm độc đáo này cả".

Bà Bàn Thị Kỳ, một trong những người được gọi là thủ lĩnh đầu tiên đến lập nghiệp ở thôn Bình Lợi cho biết; "Tên xấu thường dễ nuôi. Đó là quan niệm dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Nhất là những người quanh năm làm công việc nặng nhọc, rừng rẫy như chúng tôi. Cái quan niệm đó cũng không có gì là sai cả mà nó còn giúp người ta tự tin hơn trong cuộc sống, có sự động viên nhau vươn lên mãnh liệt hơn thôi.

Mấy đứa con nhà tôi dù là trai hay gái cũng chẳng đặt tên nho nhã hay mỹ miều gì hết mà cứ; Sắn, Mỳ…cả thôi. Cái tên nghe đến đã gợi lên sự giản dị, ấm no và chắc cái bụng của mình rồi. Ngày chúng tôi di cư từ miền Bắc vào đây lập nghiệp, núi rừng còn hoang vu, thăm thẳm. Quanh năm phải đối trọi với đủ thứ nỗi lo thế nên niềm mong mỏi về sức khỏe của những đứa con là lớn lắm đấy".

Doc dao vung dat dat ten con theo cay rung de khoe nhu cay - Anh 1

Những đứa trẻ ở xã Cư MLan.

Cách nhà bà Kỳ không xa, ông Sùng Tiến cũng tự hào cho biết; "Xưa kia mình sinh ra khó nuôi lắm. Lúc lớn lên cứ bệnh tật liên miên cũng bởi do cha mẹ mình đặt tên đẹp quá đó mà. Thế rồi sau này mình sinh mấy đứa con toàn đặt tên xấu hết. Đứa thì tên là Sùng Sà Gạt, đứa thì tên là Sùng A Lim. Tên đứa đầu muốn nhắc nhở cháu rằng hãy nhanh lớn lên để chăm chỉ mang Sà Gạt lên rẫy mà làm việc. Chiếc Sà Gạt với những người dân làm rẫy cũng là một dụng cụ tối quan trọng đấy.

Thậm chí trong nhiều tình huống nó còn là công cụ để bảo vệ đắc lực khi gặp phải hiểm nguy nữa. Còn đứa con thứ hai đặt tên là Lim thì quá rõ ràng rồi. Lúc sinh ra cháu bé nhỏ tí xíu nên muốn đặt tên theo cây Lim cho cuộc đời sau này mãi vững chắc như cây Lim vậy. Có bão tố hay những giông gió cũng không bị quật ngã được. Chẳng biết có phải ứng nghiệm không mà có nhiều thời điểm gia đình chật vật, đói kém nhưng cháu Lim chẳng bệnh tật bao giờ. Có lẽ cũng một phần do được rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt nên thích nghi và đề kháng tốt nữa đấy".

Bà Bàn Thị Tình ở thôn 2, xã Cư M’Lan cũng vậy. Sinh đứa con đầu lòng gia đình bà đặt tên là Sùng Thanh Thanh. Có tên rất thành thị này được đứa cháu họ của bà tư vấn đặt cho. Thế nhưng đến đứa con thứ hai bà Tình nhất quyết phải đặt tên con mình là Sùng Sến. Bà lý giải rằng; Cháu Thanh hay ốm lắm. Tay chân cứ yếu nhâng đi thôi. Cái tên nghe đã không gợi lên sức mạnh rồi.

Thế nên thằng con thứ hai nhất quyết tôi phải đặt tên là Sến. Sến là loài cây rừng rất độc đáo, không sợ gì hết. Sến lớn nhanh, Sến dễ chăm sóc. Người ta vẫn bảo cái tên vận vào người đó thôi, mấy ông giáo viên tôi hỏi cũng có lý giải rõ ràng được đâu. Mà đặt tên con xấu theo các loại tên cây rừng cũng hay lắm. Cái tên ấy còn là lời nhắc nhở các cháu sau này lớn lên hãy một lòng thành kính với thiên nhiên, bảo vệ rừng nữa.

Rừng cũng là cuộc sống, cũng gắn với cái tên của mình mà. Đã bước sang tuổi 28, nhưng Sùng Sưa vẫn chưa phải đến bệnh viện ngày nào. Sưa kể: "Mình cũng không biết đâu nhưng tên mình vừa tượng trưng cho loại gỗ quý hiếm là gỗ sưa vừa tượng trưng cho sức khỏe. Từ những ngày chập chững biết đi, cha mẹ mình đã nói triết lí ấy cho mình biết. Mình yêu thiên nhiên lắm. Lúc rãnh thường vào rừng dạo chơi. Cũng từ đó đến nay mình không thấy có bệnh tật gì cả, chẳng phải đi khám hay mua thuốc ở bệnh viện bao giờ. Cứ mệt thì kiếm một số loại lá cây rừng mà uống vào là hết thôi".

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.