Doanh thu dầu khí Nga sụt giảm khi xuất khẩu ngày càng tăng

GD&TĐ - Một nghịch lý lớn đang xảy ra đối với ngành dầu khí của Nga và Moskva chưa có cách giải quyết triệt để.

Doanh thu dầu khí Nga sụt giảm khi xuất khẩu ngày càng tăng

Thu ngân sách của Nga từ dầu khí trong tháng 6 năm 2023 đã giảm xuống còn 5,8 tỷ USD (528,6 tỷ rúp theo tỷ giá hối đoái), thấp hơn 26,4% so với cùng tháng năm ngoái, dữ liệu từ Bộ Tài chính Nga được công bố hôm 5/7.

Các tính toán cho thấy so với tháng 5/2023, nguồn thu ngân sách dầu khí của Nga trong tháng 6/2023 cũng giảm 7,4%, xuống còn 6,3 tỷ USD (570,7 tỷ rúp). Nói cách khác, xu hướng giảm tiếp tục và duy trì ổn định.

Đầu tuần này, bộ chủ quản đã báo cáo rằng giá trung bình đối với dầu thô Urals - loại hàng đầu của Nga trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023 là 52,17 USD/thùng. Để so sánh: giá trung bình của dầu Ural năm ngoái là 84,09 USD/thùng. Và vào tháng 6/2022, nó đạt 87,25 đô la một thùng.

Theo trang Oilprice, doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu và khí đốt đã giảm trong hai tháng qua, cũng như việc thu thuế đối với dầu khí đã giảm 36% trong tháng 5/2023.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thu nhập từ xuất khẩu của Nga thông qua dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ đã giảm 1,4 tỷ USD, xuống còn 13,3 tỷ USD trong tháng 5/2023, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Những lý do cho điều này hơi khác so với phương Tây mong đợi.

Doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga đang suy giảm mạnh.

Doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga đang suy giảm mạnh.

Không phải các biện pháp trừng phạt đã dẫn đến kết quả này, Nga dễ dàng tìm thấy thị trường mới, nhưng để thâm nhập vào và có chỗ đứng (Moskva cung cấp một lượng lớn nguyên liệu thô không tương thích với thị trường "một lần"), cần phải loại bỏ nhu cầu sản phẩm mới của mình theo giá.

Nga cần phải giảm giá khá nhiều vì khách hàng có quyền lựa chọn - giá dầu khí đã giảm trong hai tháng, đó là lý do tại sao sức hấp dẫn từ nguyên liệu thô không còn quá ấn tượng.

Để lấy lại vị thế của mình như nhà xuất khẩu dầu khí hàng đầu, Nga cần phải giảm giá, thậm chí thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Như vậy một loại giá trần không phải do G7 đặt ra, mà do Moskva chủ động áp dụng đã xuất hiện.

Đối tác OPEC+ của Nga là Saudi Arabia cũng đang phải chịu mức giá thấp và cố gắng khắc phục tình hình, họ đang lựa chọn giải pháp giảm sản lượng càng nhiều càng tốt.

Nhưng việc làm trên chưa giúp được gì nhiều, và Riyadh cho biết họ sẽ gia hạn việc đơn phương cắt giảm sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng mỗi ngày cho đến tháng 8. Nếu phương pháp này hiệu quả, nó cũng sẽ giúp ích cho Moskva.

Theo Oilprice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.