DMZ: Những khu vực phi quân sự nổi tiếng thế giới

 Hiệp ước Ngoài Không gian, được khởi thảo vào năm 1967, tính đến nay đã có 109 quốc gia thành viên bỏ phiếu tán thành. 

Không gian ngoài vũ trụ, tính từ thượng tầng khí quyển của Trái đất, cũng có thể được coi là một khu vực bán phi quân sự
Không gian ngoài vũ trụ, tính từ thượng tầng khí quyển của Trái đất, cũng có thể được coi là một khu vực bán phi quân sự

Không gian ngoài vũ trụ

Một trong số những quy định ràng buộc của hiệp ước chính là việc cấm các quốc gia thành viên triển khai và thử nghiệm vũ khí hạt nhân cùng các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác ở độ cao bằng hoặc lớn hơn 160km tính từ mặt đất. Điều này khiến cho không gian ngoài vũ trụ, tính từ thượng tầng khí quyển của Trái đất, cũng có thể được coi là một khu vực bán phi quân sự.

Sở dĩ chỉ có thể gọi là bán phi quân sự, là do những quy định của Hiệp ước không bao gồm việc cấm các quốc gia thành viên sử dụng các loại vũ khí thông dụng trong không gian. Vì vậy, vẫn có những phi hành gia được phép mang theo súng ngắn để đề phòng trường hợp buồng lái bị rơi tại các khu vực hẻo lánh, có thú rừng nguy hiểm. Hoặc cũng đã có những vụ thử tên lửa, máy bay tiêm kích… trong khu vực thượng tầng khí quyển. Mặc dù vậy, những trường hợp trên không xảy ra thường xuyên do các vấn đề về kĩ thuật và tài chính. Các bộ luật chi tiết về du hành vũ trụ cũng luôn quy định sự cắt giảm tối thiểu của vũ khí thông dụng hay các thiết bị nguy hiểm ở khu vực này. Do đó, không gian ngoài vũ trụ trên thực tế vẫn là một khu vực phi quân sự.

Mang những quy tắc cơ bản của luật vũ trụ quốc tế, Hiệp ước Ngoài Không gian là biểu trưng cho nỗ lực của nhân loại trong việc định hướng và giải quyết các tranh chấp về vấn đề vũ trụ trong khuôn khổ pháp lý. Hiệp ước nêu rõ quyền tự do khám phá và sử dụng không gian ngoài vũ trụ của tất cả các quốc gia thành viên, và theo đó không công nhận bất kì tuyên bố chủ quyền nào đối với không gian này. Hiệp ước cũng quy định các thành viên phải có trách nghiệm với những thiệt hại do mình gây ra trong quá trình thám hiểm vũ trụ, cùng với đó là trách nghiệm trong việc đảm bảo an toàn và môi trường ngoài Trái đất.

Đúng với cái tên đầy đủ của thỏa thuận, “Hiệp ước về các nguyên tắc quản lý các hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng ngoài vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác”, các nước thành viên còn có trách nghiệm trong vấn đề gìn giữ hòa bình và bảo vệ môi trường ở Mặt trăng và các thiên thể khác trong Hệ Mặt trời. Một hiệp ước về Mặt trăng cũng đã được soạn thảo và bắt đầu có hiệu lực vào năm 1984. Tuy vậy, tính đến tháng 1/2018, mới chỉ có 18 quốc gia kí vào bản thỏa thuận của Hiệp ước.

Với việc cấm hoàn toàn việc sử dụng vũ khí, Hiệp ước này sẽ hợp thức hóa việc biến Mặt trăng cùng các thiên thể khác thành những khu vực phi quân sự ngoài vũ trụ. Dù vậy, Hiệp ước cũng ràng buộc các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm chia sẻ thông tin cùng các nghiên cứu đạt được trong quá trình thám hiểm những khu vực này. Đây là một trong những lý do lớn nhất dẫn tới việc các ông lớn của ngành Hàng không Vũ trụ như Mỹ, Nga, Trung Quốc… đều chưa sẵn sàng đặt bút kí vào thỏa thuận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.