Định hướng phát triển GD thường xuyên trong chiến lược giáo dục

Định hướng phát triển GD thường xuyên trong chiến lược giáo dục

Sáng16/7, Tiểu ban Giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời của Hội đồng Quốc giagiáo dục và phát triển nhân lực tổ chức phiên họp thứ 2 năm 2020 với chủ đề:Định hướng mục tiêu và giải pháp cho giáo dục thường xuyên trong Chiến lượcgiáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứtrưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ và GS.TS. Phạm Tất Dong- Trưởng Tiểu ban GDTXHTSĐ chủ trì phiên họp. Cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnhđạo các Vụ, Cục chức năng của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các trường đại học, việnnghiên cứu, các Sở GD&ĐT.

Tạiphiên họp, PGS.TS. Vũ Thị Tú Anh- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ GDTX (BộGD&ĐT) đã trình bày báo cáo Kết quả thực hiện các mục tiêu Chiến lược GDTXgiai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển GDTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn2045 và Các chỉ số phát triển GDTX.

Định hướng phát triển GD thường xuyên trong chiến lược giáo dục ảnh 1
Quang cảnh phiên họp

Theođó, Chiến lược phát triển GDTX 2011-2020 đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đãlàm thay đổi đáng kể nhận thức của lãnh đạo các cấp cũng như người dân về họctập suốt đời mà trong đó GDTX là nòng cốt. HTSĐ là một chuẩn thúc đẩy việc họctập cho mọi người, đảm bảo bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục.

Mạnglưới cơ sở GDTX được củng cố và phát triển. Công tác xã hội hoá giáo dục và hợptác quốc tế trong GDTX đạt một số kết quả quan trọng. Công tác đào tạo từ xa đãgóp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, thựchiện bình đẳng trong giáo dục. Nội dung chương trình GDTX được đa dạng hóa gópphần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.

Việt Nam về cơ bản đạt được mục tiêu xóa mù chữ. Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, mởrộng các cơ sở và các hình thức học tập đã tạo thêm cơ hội học tập cho nhândân, góp phần phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập.

Định hướng phát triển GD thường xuyên trong chiến lược giáo dục ảnh 2
Đại biểu phát biểu tại phiên họp

LuậtGiáo dục 2019 đã phản ánh sự thay đổi về phạm vi, tính chất, quy mô của GDTXtrong việc mang lại cơ hội HTSĐ cho tất cả mọi người. Vì vậy, các mục tiêuchiến lược trong phát triển GDTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 cũng cầnđược đổi mới để phù hợp với bối cảnh và yêu cầu mới.

Mụctiêu tổng quát là phát triển GDTX cả về quy mô và chất lượng để mọi người dânđều có cơ hội học tập suốt đời; đảm bảo bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dụccơ bản và giáo dục bậc cao.

Phổcập ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho người dân, góp phần thực hiện pháttriển NNL cho quốc gia đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điềukiện cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các môhình học tập suốt đời, làm cơ sở để xây dựng thành công xã hội học tập.

Tại phiên họp, các đại biểu đã trình bày báo cáo "Phát triển Trung tâm HTCĐ đáp ứng xây dựng XHHT, xây dựng Nông thôn mới và Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT", báo cáo "Nghiên cứu, đổi mới mô hình quản lý trung tâm ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam".

Định hướng phát triển GD thường xuyên trong chiến lược giáo dục ảnh 3
Các đại biểu tham dự phiên họp

Cácđại biểu cũng đã thảo luận góp ý về những nội dung chính sách về kết quả thựchiện các mục tiêu chiến lược GDTX giai đoạn 2011-2020; về Bộ chỉ số phát triểnGDTX; mục tiêu phát triển GDTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Cùngvới đó là các giải pháp để thực hiện các mục tiêu của GDTX giai đoạn 2021-2030,đặc biệt là các giải pháp trọng tâm để thực hiện thành công mục tiêu phát triểnGDTX giai đoạn 2021-2030; giải pháp tăng cường nguồn lực để phát triển GDTX.

Phátbiểu tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận ý kiến góp ý của các đạibiểu, giao các đơn vị chuyên môn của Bộ GD&ĐT tổng hợp và hoàn thiện cácchỉ số liên quan đến GDTX trong Bộ chỉ số phát triển giáo dục cơ bản để phục vụquản lý ngành do Thường trực Tổ biên tập Chiến lược Giáo dục xây dựng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...