Định hướng nghề nghiệp theo nhu cầu thị trường

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT tăng cường thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường, để người học, gia đình có cơ sở nghiên cứu lựa chọn ngành học phù hợp.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT tăng cường thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường, để người học, gia đình có cơ sở nghiên cứu lựa chọn ngành học phù hợp, bảo đảm việc làm sau khi ra trường.

Bộ GD&ĐT cho biết: Công tác hướng nghiệp cho HS phổ thông được Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Để tăng cường công tác này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông (GDPT) giai đoạn 2018 - 2025”.

Theo đó, Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Đề án nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS sau THCS, THPT.

Bộ GD&ĐT đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, trong đó quy định trách nhiệm của các bộ, ngành nghiên cứu, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành. Theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Để nâng cao hiêu quả việc định hướng nghề nghiệp cho HS phổ thông, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở GDPT phối hợp với cơ sở giáo dục ĐH tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho HS, đặc biệt là HS lớp 12 để các em có hiểu biết về ngành, nghề sẽ lựa chọn khi đăng ký xét tuyển sinh ĐH. Xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS trong GDPT tại một số địa phương, trong đó có sự tham gia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp.

Đồng thời, triển khai mạnh mẽ Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của HSSV và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong thời gian học tập tại nhà trường; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

Chỉ đạo cơ sở GDPT chủ động phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, các nghệ nhân, doanh nhân tư vấn hướng nghiệp cho HS. Thực hiện lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình GDPT và hoạt động tư vấn tuyển sinh để đào tạo sát với thực tế.

Cung cấp thông tin về thị trường lao động để HS lựa chọn ngành, nghề phù hợp. Yêu cầu cơ sở giáo dục ĐH khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp hàng năm, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở để xã hội tham khảo và tham gia giám sát khi chọn trường, chọn ngành cho con em theo học.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, thời gian tới Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo địa phương, cơ sở giáo dục trong việc tăng cường công tác định hướng nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong GDPT; góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS sau THCS, THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương; đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.