Điều kiện để Cơ quan quốc phòng Nga - Mỹ thúc đẩy đối thoại về kiểm soát vũ khí ở Syria

GD&TĐ - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết, nếu Washington dỡ bỏ hạn chế đối với các liên lạc quân sự với Moscow, đối thoại về kiểm soát vũ khí và cơ chế giải trừ vũ khí ở Syria sẽ được thúc đẩy.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov.

Tại cuộc họp báo của phiên họp thứ 76 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Mỹ, ông Sergey Lavrov cho biết: “Chúng tôi đang đàm phán với họ về cái gọi là cơ chế tránh gây nhiễu lẫn nhau đối với Syria. Cơ chế này hiệu quả. Tôi nhấn mạnh thực tế rằng nó hiệu quả bất chấp mọi lệnh cấm pháp lý mà Quốc hội Mỹ áp đặt đối với các cuộc liên lạc quân sự”.

Ông nói thêm: “Gần đây, chỉ huy Bộ Tham mưu liên quân đã tuyên bố công khai rằng điều đó là không khôn ngoan và những hạn chế về liên lạc giữa các cơ quan quốc phòng cần được dỡ bỏ. Nó sẽ không chỉ tốt cho việc giải quyết vấn đề ở Syria mà còn cho việc thúc đẩy đối thoại của chúng tôi về kiểm soát vũ khí nói chung”.

Theo ông Lavrov, Moscow sẽ không hỗ trợ cơ chế cung cấp viện trợ xuyên biên giới ở Syria trừ khi viện trợ được chuyển qua Damascus.

Ông Lavrov nhấn mạnh: “Nếu không có biện pháp cụ thể nào được thực hiện nhằm loại bỏ rào cản vận chuyển viện trợ thông qua Damascus theo luật nhân đạo quốc tế, chúng tôi sẽ đóng cửa các hoạt động biên giới không minh bạch này”.

Hôm thứ 4, Tham mưu trưởng Các Lực lượng Vũ trang Nga Valery Gerasimov và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đã hội đàm tại Phần Lan. Ông Milley nói rằng Mỹ nên tìm cách mở rộng liên hệ quân sự với Nga, bao gồm khả năng cho phép các quan sát viên của nước này theo dõi các cuộc tập trận quân sự của nước kia trong nỗ lực tăng cường tính minh bạch và giảm nguy cơ xung đột.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.