Tokyo đã tuyên bố ủng hộ Mỹ nhưng Bắc Kinh, một mặt lên án hành vi vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc của Bắc Triều Tiên, mặt khác kêu gọi các bên nên kiềm chế.
Căng thẳng lại tục leo thang
Các cuộc điện đàm của Donald Trump với các nhà lãnh đạo hai nước châu Á đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên. Vào thời điểm hiện tại, các phi đội Mỹ, dẫn đầu là tàu sân bay Carl Vinson và hai tàu chiến của Nhật Bản tổ chức cuộc tập trận trong khu vực. Hàn Quốc đang thảo luận về khả năng tổ chức các cuộc tập trận chung với các hạm đội Mỹ. Trước đó, quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cũng tuyên bố sẵn sàng đáp trả mọi hành động khiêu khích từ phía Bình Nhưỡng. “Đó là thông điệp duy nhất của chúng tôi” - Hãng Yonhap dẫn lời Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc.
Trong bối cảnh ấy, báo Rodong Sinmun - Cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên lên tiếng rằng CHDCND Triều Tiên có thể đánh chìm tàu sân bay “chỉ với một đòn duy nhất”. Bài báo cũng nói rằng Bình Nhưỡng đã sở hữu “vũ khí tối thượng” - bom hydro. Nó có thể tấn công tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một phần lục địa Mỹ.
Theo CNN, các nhà quan sát lo ngại rằng Bắc Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới. Trên bãi thử, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng. Theo hãng AP, nhiều khả năng Bắc Triều Tiên sẽ cho nổ đầu đạn hạt nhân dưới lòng đất vào bất kỳ thời điểm nào, từ nay đến ngày bầu cử Tổng thống Hàn Quốc, dự kiến diễn ra vào ngày 9/5.
Cách đây không lâu, CHDCND Triều Tiên bắt giữ một công dân Mỹ Kim Sang Duk. Ông này bị bắt tại sân bay khi sắp sửa rời khỏi CHDCND Triều Tiên. Kim giảng dạy tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng. Tại sao lại bắt giữ Kim? Không có lý do rõ ràng.
Đa chiều ý kiến dư luận
Geri Lok, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên muốn leo thang tình hình để có được ưu thế trong việc mặc cả với Mỹ về chương trình hạt nhân của mình. Nhưng Michael Meddn, một học giả thỉnh giảng tại Viện Hàn Quốc (Mỹ) lại cho rằng, vào thời điểm hiện tại, việc giam giữ Kim không phải là điều quá quan trọng. Theo nhà nghiên cứu Mỹ, một vụ nổ hạt nhân khó có thể xảy ra vào lúc này. Thay vào đó, chúng ta có thể chờ đợi những cuộc tập trận chung của các binh chủng khác nhau của quân đội hoặc những lần phóng tên lửa tiếp theo.
Trong mọi trường hợp, khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa liên lục địa, về mặt lý thuyết sẽ tạo điều kiện để Washington hành động. Donald Trump từng tuyên bố: Nếu không thể tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Mỹ quyết định tự “giải quyết vấn đề”. Nhưng giải quyết như thế nào? - Michael Meddn đặt câu hỏi. Chưa có câu trả lời, nhất là khi Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo kênh CBC thì tên lửa của Bắc Triều Tiên đang được cất giấu dưới mặt đất trên phạm vi toàn quốc. Và họ có thể phóng bất cứ lúc nào. Hầu như không thể tiêu diệt tất cả tên lửa cùng một lúc. Ngay cả khi chỉ còn một vài tên lửa, chúng có thể bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các căn cứ của Mỹ trong khu vực.
Theo Michael Meddn, những tên lửa này có thể đến được mục tiêu, nhưng có lẽ sẽ không mang đầu đạn hạt nhân. Đối tượng đầu tiên của chúng sẽ là Seoul. Thủ đô của Hàn Quốc nằm các giới tuyến không quá 50 km với dân số hơn 10 triệu người sẽ bị tấn công.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không phải ngẫu nhiên mà chính quyền Donald Trump nghi ngờ sự trợ giúp từ phía Trung Quốc trong việc ngăn chặn hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên. Mối quan hệ giữa hai nước (Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên - ND) là điều bí ẩn.
Trong bối cảnh chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền mới ở Mỹ chưa rõ ràng, việc giải quyết “vấn đề Triều Tiên” còn khá nhiều nan giải.