Điều cần làm trước khi test nhanh Covid-19 để kết quả chính xác

GD&TĐ - Các chuyên gia y tế cho rằng, khi test nhanh Covid-19 phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lựa chọn kit được cấp phép, cần chú ý đến khung thời gian quy định nếu 2 vạch xuất hiện sau đó, rất có thể là dương tính giả...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hiện nay, test nhanh Covid-19 là phương pháp xét nghiệm dễ thực hiện và nhanh nhất để phát hiện liệu bạn có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không, từ đó đưa ra những xử trí để tránh lây lan cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi test nhanh Covid-19 có thể gây ra kết quả dương tính giả.

Thông thường, khi test nhanh nếu hiển thị cả 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T thì đó là dương tính, còn nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C, thì là âm tính. Trong nhiều trường hợp, vạch chữ T hiển thị mờ nhạt, không rõ ràng, điều này khó để xác định kết quả chính xác hay không.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, điều quan trọng khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép bởi các cơ quan y tế.

Người dùng kit test cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả. Thời gian đọc xét nghiệm có thể khác nhau giữa các loại kit xét nghiệm nhanh. Cần đọc kết quả xét nghiệm trong khung thời gian quy định của bộ kit test bạn sử dụng, nếu 2 vạch xuất hiện sau khung thời gian đó, rất có thể là dương tính giả.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác gây tác động đến kết quả dương tính giả bao gồm vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, người dân nên mua các loại test nhanh kháng nguyên nằm trong danh sách công bố của Bộ Y tế. Đồng thời, thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi lấy mẫu, tùy theo mỗi bộ kit test sẽ phải thực hiện lấy mẫu dịch tỵ hầu hoặc dịch mũi. Dịch tỵ hầu và dịch mũi có thao tác lấy mẫu khác nhau, độ sâu của que thử cũng khác nhau. Do đó việc đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì bộ kit test rất quan trọng.

Người dân cần lưu ý, khi nhỏ dung dịch chứa mẫu bệnh phẩm vào khay đựng, phải đặt trên mặt phẳng, không lắc nghiêng, không sốt ruột và tác động đến mẫu test.

Mẫu test nhanh phải chờ đủ thời gian để cho kết quả đúng. Thời gian này được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của mỗi bộ kit test khác nhau, thông thường từ 15-30 phút. Nếu 2 vạch xuất hiện sau khung thời gian trên bao bì hướng dẫn, rất có thể là dương tính giả.

Bên cạnh đó, điều kiện bảo quản mẫu, nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm cũng ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh.

Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), trường hợp dương tính giả xảy ra do một số nguyên nhân gây nhiễu như khi ai đó uống rượu, ăn hoa quả lên men…

Những người mắc Covid thường có tâm lý lo sợ không biết bệnh đã giảm chưa, nên họ làm test nhiều lần trong ngày. Họ nghĩ rằng, nếu vạch đậm lên có nghĩa là bệnh đang nặng, ngược lại, vạch mờ là bệnh nhẹ hơn.

Để giảm nguy cơ dương tính giả, bạn cần phải làm những điều sau trước khi thực hiện test nhanh Covid-19:

1. Rửa tay thật sạch.

2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi.

3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó.

4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.

Đây là tư duy hoàn toàn sai vì việc lấy mẫu xét nghiệm có thể đúng hoặc sai kỹ thuật. Nếu lấy sai kỹ thuật có thể nhận kết quả âm tính giả. Vì vậy chỉ khi nào làm PCR người ta tính lượng virus thông qua chỉ số CT của PCR mới chính xác.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, người dân cần lưu ý: Test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 thường có nhiệt độ bảo quản từ 2 - 30 độ C.

Khi sử dụng test tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng, tuyệt đối không sử dụng bộ kit test đã hết hạn. Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cũng theo HCDC, quy định hiện nay, xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được xác định là F0 trong 3 điều kiện sau:

Thứ nhất, là người tiếp xúc gần F1. Thứ hai, là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh… Thứ ba, là người có kết quả xét nghiệm nhanh 2 lần liên tiếp dương tính, cách nhau 8 giờ và có yếu tố dịch tễ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.