Điện thoại thông minh bẩn gấp 10 lần bồn cầu

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới đã cho thấy mức độ vi khuẩn, nấm mốc và nấm men đang bám đầy trên chiếc điện thoại của chúng ta và màn hình là nơi tập trung nhiều nhất. Đó là một phần nguyên nhân vì sao ngày càng nhiều người dùng điện thoại thông minh bị nổi mụn trứng cá.

Điện thoại thông minh bẩn gấp 10 lần bồn cầu
Theo nghiên cứu của Insurance2go, ngoài màn hình chính, các khu vực chứa nhiều vi khuẩn khác bao gồm lưng điện thoại, nút khóa và nút trang chủ. 

Có đến hơn một phần ba số người ở Anh thừa nhận không bao giờ vệ sinh điện thoại của họ, và chỉ có 1 trong 20 người vệ sinh điện thoại hơn sáu tháng/lần.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu từ iPhone 6, Samsung Galaxy 8 và Google Pixel để kiểm tra mức độ vi khuẩn ưa khí, nấm mốc và nấm men. 

Kết quả cho thấy màn hình là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất, với lần lượt các số liệu như sau: 100 CFU (đơn vị hình thành khuẩn lạc) trên cm2 cho Samsung Galaxy, 40 CFU cho iPhone và 12 CFU cho Google Pixel.

Tương tự như thế, có 5 CFU nấm men và vi khuẩn trên cm2 ở bàn phím và chuột văn phòng, và 24 CFU trên bệ bồn cầu và cống. Miếng mút trang điểm có 24 CFU mỗi cm2, còn chổi trang điểm có 0,4 CFU với hàm lượng nấm mốc cao.
Tiến sĩ Shirin Lakhani, thuộc viện Elite Aesthetics cho biết, mức độ vi trùng cao trên điện thoại có thể dẫn đến các vấn đề về da khi đó là một nguồn gây ô nhiễm da và các bệnh về da, chẳng hạn như mụn trứng cá. 
Nồng độ vi khuẩn vi mô cao từ màn hình điện thoại trộn với mồ hôi cùng các mỹ phẩm, cộng thêm sức nóng từ điện thoại sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và thường dẫn đến tình trạng viêm da và nổi mụn trứng cá.

Cô nói thêm: “Để khắc phục những vấn đề này, hãy sử dụng tai nghe khi sử dụng điện thoại trong một khoảng thời gian dài và thường xuyên lau điện thoại bằng cồn để loại bỏ càng nhiều vi khuẩn càng tốt trước khi sử dụng”.
Theo Tiền phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.