Điện - Điện tử: Ngành được ưu tiên phát triển

GD&TĐ - Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo. Theo đó, sẽ tập trung phát triển 10 ngành sản xuất trọng điểm trong đó có ngành Điện - Điện tử.

Nhân lực ngành Điện đứng trước nhiều cơ hội việc làm
Nhân lực ngành Điện đứng trước nhiều cơ hội việc làm

Ngành học năng động

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện, các vi mạch điện tử, các bộ điều khiển hiện đại được ứng dụng vào trong công nghiệp, sản xuất hướng đến tự động hóa các dây chuyền công nghệ, các thiết bị, máy móc thông qua các hệ thống điều khiển từ các thiết bị điện - điện tử. Từ đó dẫn đến nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về điện - điện tử để làm chủ các dây chuyền hiện đại, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Do đó, nhóm ngành điện - điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.

Điện - điện tử có nhiều chuyên ngành như: Điện, Điều khiển tự động, Kỹ thuật điện tử, Điện tử - viễn thông... Các chuyên ngành này đều trang bị, cập nhật cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, sinh viên sẽ được học các kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện...

Theo các chuyên gia, đây là ngành học phù hợp với các bạn trẻ năng động có đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật, luôn tìm tòi, sáng tạo trong công việc. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên ngành Điện - Điện tử đều có thể dễ dàng tìm kiếm cho bản thân một việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định.

Nhiều cơ hội việc làm

Tại Việt Nam, ngành Điện - Điện tử đang có nhiều chương trình đào tạo chuyên ngành. Trình độ đào tạo từ trung cấp, cao đẳng cho đến đại học; các học sinh tốt nghiệp THPT đều có thể theo học ngành này tương đối dễ dàng, tùy theo năng lực trình độ của bản thân.

Điểm đáng chú ý là nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp của ngành Điện - Điện tử hiện nay là rất cao, vì vậy ngay với trình độ trung cấp, cao đẳng người lao động hoàn toàn có khả năng tìm kiếm được cho mình một công việc phù hợp. Cơ hội việc làm của các kỹ sư điện - điện tử rất rộng mở với nhiều vị trí công việc khác nhau: Cán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển; phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: Dây chuyền sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, hàn tự động, lắp ráp linh kiện điện tử...

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmy), hiện nay hàng loạt các ngành về kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ điện tử, Luyện kim, Ô tô, Chế tạo máy... đang rất thiếu nhân lực. Hiện các khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn TPHCM và các tỉnh miền Bắc luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ kỹ sư ngành động lực, chế tạo máy, tiện, phay... dù liên tục đăng tin tuyển dụng.

Nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này chỉ đạt khoảng trên 50%. Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành được cho là bắt nguồn từ tâm lý ngại học ngành này vì nhiều lý do như: Nặng nhọc, chỉ thích hợp cho nam giới, chậm thăng tiến… Đối với những sinh viên ngành có trình độ cao, số đông đều tập trung tìm kiếm cơ hội xuất khẩu lao động sang các nước phát triển, thay vì sự lựa chọn làm việc trong nước.

Theo Falmy, giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025, dự báo 4 ngành công nghiệp trọng yếu tại TPHCM cần đến 45.900 người/năm, trong đó nhóm ngành Điện tử - Công nghệ thông tin cần khoảng 16.200 người/năm. Trong tầm nhìn phát triển của nước ta từ nay đến 2020 - 2025 nhóm ngành này vẫn đang rất được chú trọng tuyển sinh và tuyển dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Ngọt ngào tình mẹ

GD&TĐ - Tôi thực sự ấn tượng với bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương, như một bản nhạc du dương, êm dịu về tình mẫu tử thiêng liêng.

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.